Tập huấn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2024-2025
Bạn đang xem tài liệu "Tập huấn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2024-2025", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
tap_huan_thuc_hien_chuong_trinh_mon_lich_su_va_dia_li_lop_5.ppt
Nội dung tài liệu: Tập huấn thực hiện chương trình môn Lịch sử và Địa lí Lớp 5 - Năm học 2024-2025
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HẬU TẬP HUẤN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 NĂM HỌC 2024-2025 Hải Hậu, ngày 13 tháng 8 năm 2024
- NỘI DUNG CHÍNH NỘI DUNG 1: CHƯƠNG TRÌNH MÔN LS&ĐL 5 NỘI DUNG 2: NỘI DUNG GIÁO DỤC NỘI DUNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
- NỘI DUNG 1: CHƯƠNG TRÌNH MÔN LS&ĐL 5 1. Đặc điểm môn học - Là môn học bắt buộc, tổ chức dạy và học ở lớp 4,5. - Xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn TNXH lớp 1,2,3. - Chương trình môn LS&ĐL cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về: + Địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam; + Địa lí, lịch sử các nước láng giềng; + Một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới.
- NỘI DUNG 1: CHƯƠNG TRÌNH MÔN LS&ĐL 5 3. Mục tiêu chương trình Hình thành, phát triển năng lực Khám phá thế giới tự nhiên và lịch sử và địa lí xã hội xung quanh Ý thức Tôn trọng Hình Hình Nhận Vận BD lòng bảo vệ sự khác thành, thành thức Tìm dụng tự hào TN, giữ biệt về phát và phát khoa hiểu lịch kiến DT; yêu gìn PT văn hoá triển triển học lịch sử và thức, kĩ TN, giá trị giữa các các các sử và địa lí năng QH, đất văn hoá quốc gia năng lực phẩm địa lí đã học nước Việt và dân chung chất Nam tộc
- NỘI DUNG 1: CHƯƠNG TRÌNH MÔN LS&ĐL 5 4. Yêu cầu cần đạt của chương trình 4.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung: đảm bảo các mức độ phù hợp môn học , cấp học đã được quy định tại chương trình tổng thể. PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CHUNG Giải Giao Tự quyết Yêu Nhân Chăm Trung Trách tiếp & chủ & vấn nước ái chỉ thực nhiệm hợp tự học đề & tác sáng tạo
- NỘI DUNG 1: CHƯƠNG TRÌNH MÔN LS&ĐL 5 4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ( tùy từng bài mà có yêu cầu cần đạt tương ứng phù hợp) Môn LS&ĐL hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí, biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Biểu hiện của các thành phần năng lực này được trình bày trong bảng sau:
- NỘI DUNG 2: NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát Các mạch nội dung và thời lượng phân bố thực hiện chương trình: Mạch nội dung Tỉ lệ Số tiết Đất nước và con người Việt Nam 16% 11 Việt Nam Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam 10% 7 Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam 34% 24 Các nước láng giềng 10% 7 Thế giới Tìm hiểu thế giới 14% 10 Chung tay xây dựng thế giới 6% 4 Đánh giá định kỳ 10% 7 Cộng 100% 70 tiết
- NỘI DUNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ 1. Mục tiêu đánh giá: cung cấp thông tin chính xác đáp ứng YCCĐ của CT, sự tiến bộ của HS, → HD hoạt động học, điều chỉnh HĐ dạy, HĐ quản lí 2. Phương châm đánh giá: khuyến khích sự say mê HT, tìm hiểu, khám phá, → HS tự tin, chủ động, sáng tạo, . 3. Căn cứ đánh giá:YCCĐ về PC-NL của CT và môn học, khả năng vận dụng ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 4. Đánh giá thái độ HS: sự hiểu biết của HS về LS,ĐL, vận dụng kiến thức . GIÁO DỤC 5. ĐG thường xuyên và ĐG định kì: định tính-định lượng; GV-HS-CMHS-cộng đồng, 6. Sử dụng các hình thức ĐG khác nhau: bài viết (TL, TN, thu hoạch tham quan, sưu tầm ), vấn đáp, quan sát (HS sử dụng công cụ học tập, trao đổi, thực hành,
- PHẦN 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
- Sử dụng được các PPDH tích cực, PHDH đặc thù của Lịch sử và Địa lí vào dạy học các chủ đề/bài học nhằm hình thành và phát triển PC, NL cho HS trong môn LS-ĐL lớp 5.
- NỘI DUNG CHÍNH Khái quát những vấn đề cơ bản về phương pháp, kĩ thuật 1 dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. 2 Phương pháp và kĩ thuật dạy học đặc thù môn Lịch sử và Địa lí (Tiểu học) Thực hành, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm 3 phát triển phẩm chất, năng lực HS
- Chương trình môn lịch sử Địa lí nói riêng và Chương trình các môn học của lớp 5 nói chung được triển khai theo hướng dẫn của BGD – đó là một Chương trình với nhiều bộ sách . Dù là bộ sách nào thì cũng được thiết kế với các mạch ND, KT qua 6 chủ đề: Chủ đề 1 : Đất nước và con người Việt Nam Chủ đề 2 : Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam Chủ đề 3 : Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam Chủ đề 4 : Các nước láng giềng Chủ đề 5 : Tìm hiểu thế giới Chủ đề 6 : Chung tay xây dựng thế giới
- PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC Các phương pháp dạy học tích cực Các kĩ thuật dạy học hiện đại 1. Nêu và giải quyết vấn đề 1. Động não/tia chớp 2. Tình huống 2. Kĩ thuât KWL, KWLH 3. Dạy học Hợp tác (hoạt động nhóm) 3. Kĩ thuật XYZ 4. Tranh luận/phản biện 4. Kĩ thuật 321 5. Đóng vai 5. Bài tập 1 phút 6. Dạy học dự án 6. Tóm tắt một câu 7. Dạy học theo trạm, theo góc 7. KT các mảnh ghép 8. PP: trao đổi, đàm thoại gợi mở; SD 8. KT khăn trải bàn PT trực quan; kể chuyện, tường 9. KT đọc tích cực thuật; miêu tả; giải thích 10. KT 3 lần 3 9.
- MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC HỢP TÁC Khăn trải bàn Mảnh ghép Sơ đồ tư duy Ổ bi
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA LỊCH SỬ 1- Nhóm các PP giúp HS tìm hiểu lịch sử (kể chuyện, tường thuật, miêu tả ) 2- Nhóm các PP giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử (sử dụng SGK, tài liệu, câu hỏi, trao đổi, đàm thoại ) 3- Nhóm PP giúp HS tìm tòi, nghiên cứu LS vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học (đóng vai, tranh biện, dự án )
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA LỊCH SỬ * Quy trình thực hiện dạy kể chuyện lịch sử - Bước 1: Tổ chức cho HS tìm hiểu truyện - Bước 2: Tổ chức cho HS thảo luận và kể chuyện trong nhóm - Bước 3: Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp. - Bước 4: Nhận xét và rút ra kết luận chung. * Một số lưu ý: - GV cần tái hiện quá khứ đúng như nó tồn tại, tôn trọng tính chân thực, tránh “hiện đại hóa” lịch sử - Kể chuyện là “sự sao chép sáng tạo” nên tránh cho HS học thuộc từng câu chữ rồi đọc lại - GV có thể sử dụng nhiều hình thức kể chuyện: trong nhóm, trước lớp, một đoạn hay cả câu chuyện - Nên phối hợp PP kể chuyện với các PP khác như thảo luận nhóm, - Thời gian kể chuyện không dài quá 5-7 phút, còn lại dành thời gian cho Hs làm việc với tư liệu, qua đó hình thành biểu tượng, khái niệm Ví dụ: Các câu chuyện lịch sử: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, Bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri, Cắm cờ trên dinh Độc Lập,
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA LỊCH SỬ 2. PPDH ĐÓNG VAI: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Ví dụ: Khi dạy bài : Vương quốc Phù Nam thuộc chủ đề: Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam GV có thể cho HS đóng vai Hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về 1 số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam.(Bếp cà ràng- Cần Thơ và Nam Bộ ngày nay; khuyên tai bằng vàng- An Giang; tượng thần Vít-xnu bằng đồng ,dấu tích cọc gỗ làm móng nhà sàn–Kiên Giang, -Bước 1: GV lựa chọn ND để cho HS đóng vai -Bươc 2: GV giao nhiệm vụ: đóng vai Hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về 1 số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam cho mọi người biết ( quy định rõ thời gian chuẩn bị kịch bản và thời gian diễn xuất) -Bước 3: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, thông qua kịch bản với GV, phân công vai, tập dượt -Bước 4: Các nhóm lên đóng vai -Bước 5: Nhận xét đánh giá
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA LỊCH SỬ 3. PPDH SƯU TẦM TÀI LIỆU: Là hoạt động tìm hiểu, sưu tầm, khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau của HS → giải quyết những nhiệm vụ học tập được giao. Đây là PP nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức, tìm tòi, khám phá cho HS. PP này đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học môn Lịch sử- Địa lí.
- Ví dụ: - Khi dạy bài “ Ôn tập học kì I”, GV có thể giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm tư liệu và hoàn thành thẻ giới thiệu về nhân vật lịch sử đã được học theo gợi ý: -Tên nhân vật - Triều đại - Đóng góp của nhân vật với lịch sử dân tộc - Dấu ấn của nhân vật còn lại đến hiện nay - Em có thể dán hoặc vẽ hình minh họa về nhân vật hặc sự kiện gắn với nhân vật, .
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA LÍ Các phương pháp dạy học đặc trưng Năng lực Địa lí của Địa lí 1. Phương pháp sử dụng phương tiện ` trực quan (bản đồ, số liệu thống kê, 1. Năng lực nhận thức khoa biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, video, mô học Địa lí hình) 2. Năng lực tìm hiểu Địa lí 2. Phương pháp thực địa 3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA LÍ 1. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí : Là phương pháp, trong đó GV tổ chức cho HS quan sát trực tiếp đối tượng địa lí tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình, để HS có được hình ảnh cụ thể về đối tượng đó . *Quy trình thực hiện - Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát - Bước 2: Xác định mục đích quan sát - Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. - Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA LÍ * Ví dụ: Khi dạy bài : “Thiên nhiên Việt Nam” thuộc chủ đề “ Đất nước và con người Việt Nam” Hình thành biểu tượng Đất và rừng ở các vùng miền trên đất nước. - Bước 1 : HS quan sát tranh ảnh /video về đất và rừng trên đất nước Việt Nam. - Bước 2 : Những đặc điểm của đất và rừng mà HS có thể quan sát từ tranh ảnh: + Đất phe-ra-lít (vùng đồi núi), đất phù sa (vùng đồng bằng) + Rừng rậm nhiệt đới , rừng ngập mặn. + Việc sử dụng đất và rừng hiện nay để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai. - Bước 3: Nhóm HS quan sát và phân tích tranh ảnh / video theo hệ thống câu hỏi, bài tập( GV biên soạn nội dung theo từng đối tượng HS của mình) - Bước 4: Đại diện HS báo cáo kết quả quan sát.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA LÍ 2. Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ: Phương pháp sử dụng bản đồ là phương pháp trong đó GV tổ chức cho HS vận dụng những hiểu biết về bản đồ để tìm được vị trí địa lí , một số đặc điểm của đối tượng địa lí cũng như phát hiện ra mối quan hệ giữa các đối tượng trên bản đồ . *Quy trình thực hiện - Bước 1: Đọc tên bản đồ và nắm được mục đích làm việc với bản đồ. - Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ . - Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu . - Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng . - Bước 5: Xác định mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu ; địa hình, khí hậu, sông ngòi; thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người , trên cơ sở HS biết kết hợp những KT bản đồ và KT địa lí để so sánh và phân tích .
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA LÍ Ví dụ: Khi dạy mạch Địa hình và khoáng sản- bài “Thiên nhiên Việt Nam” thuộc chủ đề “ Đất nước và con người Việt Nam” • Quan sát Lược đồ Tự nhiên Việt Nam - Bước 1: Đọc tên lược đồ, nắm mục đích ND biểu thị; - Bước 2: Xem chú giải màu sắc, kí hiệu trên lược đồ về địa hình- khoáng sản - Bước 3: Xác định trên lược đồ các dãy núi có hướng tây bắc-đông nam, các dãy núi có hướng vòng cung và các đồng bằng lớn ở Việt Nam. + Kể tên và chỉ trên lược đồ 1 số khoáng sản chính của Việt Nam - Bước 4: Trình bày 1 số đặc điểm về địa hình, khoáng sản ở Việt Nam (có thể sử dụng sơ đồ tư duy hoặc bảng thống kê). - Bước 5: Liên hệ việc bảo vệ, sử dụng hợp lí, tiết kiệm 1 trong những tài nguyên thiên nhiên của đất nước
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA LÍ 3. Phương pháp sử dụng bảng số liệu: PP sử dụng bảng số liệu là Phương pháp , trong đó GV tổ chức cho HS đối chiếu , so sánh , phân tích các số liệu của bảng số liệu để rút ra nhận xét về kiến thức địa lí. * Quy trình thực hiện - Bước 1: Đọc tên bảng số liệu để biết nội dung của bảng số liệu. - Bước 2: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu . - Bước 3: Xem tên cột nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với số liệu ở từng cột. - Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra nhận xét . *Ví dụ minh họa: Khi dạy bài : Dân cư và dân tộc Việt Nam thuộc chủ đề: “ Đất nước và con người Việt Nam” Sử dụng bảng số liệu về số dân các quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2021. Yêu cầu HS nêu tên các quốc gia, số dân và sắp xếp số dân các nước theo thứ tự từ thấp đến cao vào bảng số liệu trống.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẶC THÙ CỦA ĐỊA LÍ 4. Phương pháp sử dụng biểu đồ: Là PP trong đó GV tổ chức cho HS đối chiếu, so sánh , phân tích các số liệu của biểu đồ để rút ra nhận xét về kiến thức địa lí * Quy trình thực hiện - Bước 1: Đọc tên biểu đồ để biết nội dung của biểu đồ. - Bước 2: Nắm được mục tiêu làm việc với biểu đồ. - Bước 3: Hiểu các giá trị được biểu hiện ở 2 trục : trục dọc và trục ngang. - Bước 4: Đọc các số liệu ghi trên từng cột ( đối chiếu với 2 trục) - Bước 5: So sánh độ cao của các cột và rút ra kết luận.
- PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 5. DẠY HỌC THỰC ĐỊA : Là PP mà bài học môn Lịch sử- Địa lí không chỉ dạy trên lớp mà còn được tiến hành tại thực địa, nơi xảy ra các sự kiện, hiện tượng lịch sử, địa lí, trong viện bảo tàng, cơ sở sản xuất, sự kiện văn hóa, Bài học tại thực địa khác với hoạt động ngoại khóa tại thực địa vì nó được thực hiện theo nội dung được quy định trong chương trình học, là bài học nội khóa và việc học bài học này là bắt buộc với toàn bộ HS.
- Ví dụ: Khi dạy chủ đề 3 “ Xây dựng và bảo vệ đất nước” liên quan đến ND tích hợp “Giáo dục địa phương em” thì các thầy cô có thể tổ chức các tiết học thực tế tại địa phương xã, huyện, tỉnh khi dạy đến các triều đại có gắn với di tích lịch sử của đất nước (Khu di tích Đền Trần, tượng đài Trần Hưng Đạo, trạng nguyên Nguyễn Hiền- Triều Trần- Nam Định; Đền Thiên Biên chùa Thiên Biên xã Hải Thanh, Cầu Ngói xã Hải Anh, Bia căm thù – Chợ Cầu Đôi, )
- QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG, PP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
- THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Hỏi - đáp, tổ chức trò chơi, trực quan, Khởi động KWL, KWLH, Kể chuyện, trực quan, tình huống, thảo Khám phá luận, tổ chức trò chơi, trình biện, đóng vai KWL, KWLH, trò chơi, sơ đồ tư duy, Luyện tập tóm tắt một câu Vận dụng Dự án, bài tập, đóng vai .