Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm duy trì trường học đạt chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

pdf 18 trang Tú Uyên 12/02/2025 530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm duy trì trường học đạt chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_duy_tri_truong_hoc.pdf

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm duy trì trường học đạt chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”

  1. Duy trì trường học đạt chuẩn xanh sạch đẹp an toàn THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm duy trì trường học đạt chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Quản lý (15)/Tiểu học. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01tháng 8 năm 2017 đến ngày 28 tháng 4 năm 2021 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Yến Năm sinh: 1974 Nơi thường trú: Tổ dân phố số 7, thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Tiểu học Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0388253748 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: Không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Hải Long Địa chỉ: Xóm 10, xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0388253748
  2. MỤC LỤC STTN ỘI DUNGTRANG I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA 1 SÁNG KIẾN. II MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 1 1Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng 1 kiến 2Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến3 2.1 Để trường học Xanh 4 2.2 Để trường học Sạch 5 2.3 Để trường học Đẹp 6 2.4 Để trường học an toàn 7 2.5 Các giải pháp cụ thể đã được triển khai áp 7 dụng III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:14 1Hiệu quả về mặt kinh tế 14 2Hiệu quả về mặt xã hội 14 3Khả năng áp dụng và nhân rộng 15 IVCam kết không sao chép hoặc vi phạm bản 15 quyền.
  3. Việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với các trường học nói chung và trường Tiểu học Hải Long nói riêng. Trước hết nó tạo cho ngôi trường vẻ mỹ quan, các em học sinh cũng như mỗi giáo viên sẽ cảm thấy tự hào, hứng thú, háo hức khi đến trường, đến lớp Mỗi ngày đến trường, mọi người sẽ được nhìn ngắm không gian xanh, sạch, đẹp được hít thở bầu không khí trong lành, được tận hưởng những giây phút vui chơi thoải mái, lành mạnh và bổ ích. Giáo viên và học sinh sẽ cảm thấy gắn bó thân thiết với ngôi trường, mến yêu trường và coi trường học như là ngôi nhà của mình. Ngôi trường đẹp luôn để lại dấu ấn khó phai mờ trong trí óc của mỗi người. Không đến trường sẽ cảm thấy nhớ trường, thấy thiếu vắng và bâng khuâng. Phụ huynh học sinh sẽ cảm thấy yên tâm khi gửi con đến một ngôi trường luôn sạch, đẹp và an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường. Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” ở bậc tiểu học, Năm 2016 trường Tiểu học Hải Long đã tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, sự phối kết hợp của Hội cha mẹ học sinh, trường Tiểu học Hải Long đã xây dựng thành công trường Tiểu học đạt chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”. Xây dựng đã khó nhưng để duy trì được lại càng khó hơn. Vì thế, kể từ khi được công nhận chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp – An” toàn đến nay, nhà trường luôn tiếp tục bổ sung, tôn tạo và giữ gìn cảnh quan trường lớp theo các nội dung của trường đạt chuẩn “Xanh - Sạch – Đẹp - An toàn”, để duy trì những kết quả đã đạt được. Sau đây tôi xin chia sẻ “Một số kinh nghiệm duy trì trường học đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” tại Trường Tiểu học Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
  4. Bổ sung, tôn tạo và giữ gìn để duy trì trường chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” nhà trường có những thuận lợi và những khó khăn như sau: Thuận lợi: Đảng Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân rất quan tâm đến phong trào, hàng năm thường trích ngân sách của xã để cùng với nhà trường tôn tạo cảnh quan để qua mỗi năm học bộ mặt nhà trường lại có thêm sự đổi mới. Đa số phụ huynh học sinh rất đồng tình ủng hộ cho phong trào, đã đóng góp sức người, sức của để cùng nhà trường tiếp tục bổ sung một số hạng mục trong khuôn viên trường. Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có ý thức cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục môi trường, thông qua các hoạt động thực tế như chăm sóc cây cối, cắt tỉa cỏ trên sân, quét lớp, lau cửa, lau kính . Các hoạt động phối hợp của Đội Thiếu niên với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nội dung trên khá đa dạng. Cụ thể như giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, qua các hoạt động lao động định kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an toàn giao thông dưới cờ, thi vẽ tranh với nội dung về môi trường, qua đó đa số các em học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn môi trường, bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp. 1.2. Khó khăn: Qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì các em đều trả lời: “Không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, chăm sóc cây cối “. Tuy nhiên trong thực tế rất nhiều học sinh không thực hành được những nội dung các em đã trả lời. Ví dụ: Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa, vứt ra sân thể thao, vứt vào gầm cầu thang thay vì bỏ vào thùng
  5. Việc giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên cạnh những ưu điểm cũng còn có những mặt hạn chế, cụ thể là giáo viên chưa chú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “Học thông qua hành động, học thông qua trải nghiệm”. Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện các nội dung xây dựng và duy trì trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” tôi đưa ra một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để duy trì trường đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn cần: Tiếp tục củng cố cơ sở vật chất, tạo môi trường sư phạm, trong sạch, lành mạnh đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường. Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” tạo cho giáo viên và học sinh một môi trường học tập và sinh hoạt, vui chơi an toàn thoáng mát và sạch sẽ. Thông qua phong trào trên nhằm tăng cường công tác quản lý của nhà trường, tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, góp phần giáo dục nếp sống văn minh trong nhà trường. Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đối với việc tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo trường - lớp luôn “Xanh- Sạch – Đẹp” và an toàn. Cụ thể ở đây là tiếp tục xây dựng và duy trì Trường Tiểu học Hải Long ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, an toàn hơn góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
  6. môi trường đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày. Giáo dục học sinh cách sống khỏe mạnh; ý thức tự giác, giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, sức của của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “ Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”. Cụ thể như sau: 2.1. Để trường học Xanh: Cần trồng các loại cây bóng mát như: lộc vừng, xoài, phượng, bàng, hoa sữa, hoa ban, vú sữa, Chú ý trồng loại cây có tán, có bóng mát nhiều mùa; không trồng cây có nhiều sâu hoặc có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi. Vườn trường phải thiết kế khoa học, hợp lý, phù hợp với tống thể kiến trúc nhà trường; vườn trường nên trồng đa dạng các loại cây ăn quả (bưởi, xoài, khế, ổi, mít, vú sữa, bơ, hồng xiêm, đào tiên ), các loại cây hoa, và những loại cây đặc trưng vùng miền phục vụ cho việc tố chức hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. (phụ lục 1) Có một ít cây cảnh hoặc chậu cây cảnh như: tùng, cau, cây si, sanh, hoa giấy, thạch anh, hoa hồng, ngâu nhằm tăng thêm vẻ đẹp của nhà trường. (phụ lục 2) Tạo các thảm hoa trên sân trường như: cỏ lạc, hoa mười giờ, tóc tiên Cần có các chậu hoa, lọ hoa làm xanh hóa phòng học như : Lan cao áp, cây thần tài, long nhả ngọc, các loại hoa lá chịu được ánh sáng ít Cầu thang cần trang bị một chậu cây thần tài, hoặc cây chịu rợp như lan cao áp, địa lan Các chân cột đặt thêm một số chậu cây như: hoa giấy, lan cao áp, chuỗi ngọc, long nhả ngọc, hoa ngũ sắc (phụ lục 3) Quy hoạch trồng cỏ, thảm cỏ trong sân trường, trồng cỏ dưới gốc cây bóng mát, cỏ gà, cỏ lạc, mười giờ dễ trồng và dễ tìm kiếm ở địa phương.
  7. chai coca cho các em trồng các loại rau xanh để quan sát thực hành, trải nghiệm cũng như để tránh rác thải ra môi trường. (phụ lục 4) Đổ các tấm bê tông trên trường, sau đó trồng cỏ xung quanh các tấm bê tông, cắt tỉa hàng tuần để sân trường luôn xanh. Nhà trường phải có kế hoạch phân công bảo vệ, giáo viên, nhân viên và học sinh thường xuyên chăm sóc, tu bổ, tưới dội hệ thống cây xanh, cây bóng mát, cây ăn quả, cây cảnh, hoa, thảm cỏ Huy động lao động tổng vệ sinh toàn trường vào cuối buổi chiều thứ sáu hàng tuần, trước mỗi buổi sáng khi vào học. Hàng năm, vào mùa xuân, nhà trường cần có kế hoạch trồng bổ sung thêm các cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, rau các loại (phụ lục 5) 2.2. Để trường học Sạch: Xử lý rác thải: Mỗi giáo viên cần hướng học sinh phân loại rác theo 3 nhóm sau: + Nhóm giấy bìa vụn; nhựa, kim loại (rác tái chế) gom lại tận dụng bán để làm kế hoạch nhỏ. + Nhóm lá cây, trái cây, giấy ăn đã sử dụng (rác thải hữu cơ): Xử lý phân hủy tại hai hố rác của nhà trường. (phụ lục 6) + Nhóm còn lại: (rác vô cơ) Tập trung vào một chỗ để bộ phận thu gom rác thải của địa phương đưa lò đốt rác của xã thiêu hủy. Cống nước: Khai thông cống, rãnh nước thải, đổ men vi sinh xử lý bể phốt chống mùi hôi; cống rãnh phải có tấm đậy an toàn, không có hố nước đọng gây ô nhiễm và ruồi muỗi sinh sản. Có nguồn nước sạch: Đủ nước uống cho học sinh hàng ngày. Trang bị bình nóng lạnh. Có nguồn nước hợp vệ sinh cho học sinh rửa mặt, tay, chân trước khi ăn và vào lớp học. Nhà vệ sinh phải sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng, có mái che mưa và tránh nắng; lối đi sạch sẽ nối với hành lang lớp học.
  8. học sinh vào học, buổi trưa sau khi học sinh ra về, và buổi chiều sau khi tan học) để không có mùi hôi. Tách nhà vệ sinh giáo viên và học sinh riêng biệt. Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường, lớp học, trồng một ít cây cảnh xung quanh để khu vực vệ sinh có cảm giác nhẹ nhàng. Phòng học, phòng làm việc được bài trí khoa học, đúng quy định và sáng tạo phù hợp với điều kiện hiện nay, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng. Sân trường, lớp học và khu vực xung quanh trường phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên hàng ngày. (phụ lục 7) Hằng ngày, hằng tuần, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội hướng dẫn học sinh chăm sóc, cắt tỉa, bảo vệ cây cối để không nhìn thấy có lá úa, không có rác thải trong các hốc cây Chiều thứ sáu hàng tuần tất cả giáo viên, nhân viên phụ trách các phòng chức năng, giáo viên chủ nhiệm các lớp dành 15 phút để tổng vệ sinh, lau chùi cánh cửa, bàn ghế, dụng cụ đảm bảo cảnh quan trường lớp lúc nào cũng luôn sạch sẽ gọn gàng. Với phương châm “Trường là nhà, lớp học là phòng riêng” + Xử lý tiếng ồn: Sắp xếp bố trí hợp lý về thời gian, vị trí sân chơi bãi tập, phòng học, phòng làm việc, giờ ra chơi, phòng nhạc, giờ chuyển tiết để đảm bảo cho hoạt động dạy học và sinh hoạt của trường diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. 2.3. Để trường học Đẹp : + Nhà trường đẹp phải có cảnh quan hài hòa và tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể. Trường có quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cảnh quan môi trường. (phụ lục 8) + Có những quy định, biểu bảng, áp phích thể hiện nếp
  9. + Trang phục học sinh cần giản dị, gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Đồng phục học sinh thể hiện truyền thống của nhà trường. + Có môi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với đồ vật xung quanh như: cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường. + Trang trí và trưng bày ở các phòng học, cầu thang; vẽ các tranh giáo dục truyền thống, các trò chơi dân gian ở tường các cầu thang. Treo các tranh ảnh là hiện vật học sinh đã thực hiện được vào những nơi thích hợp để giáo dục và tuyên truyền. 2.4. Để trường học an toàn: Ngoài những việc làm Xanh - Sạch - Đẹp nêu trên, chúng ta cần chú ý đến các yêu cầu và quy định về an toàn như: Giáo dục học sinh không đánh nhau, chạy đuổi nhau, tránh chơi những trò chơi bạo lực gây nguy hiểm. Hướng dẫn cho học sinh các cách phòng chống điện giật, cháy nổ. Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thức ăn, nước uống. Tuyên truyền để học sinh không tắm sông, hồ dễ dẫn đến đuối nước, té ngã. Lồng ghép và tuyên truyền luật giao thông đường bộ nhằm tránh tai nạn giao thông. Độ cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh nhằm giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống. Ánh sáng trong các phòng học đủ giúp các em tránh bị các bệnh về mắt. Các chậu cây, ghế đá kê trên sân trường phù hợp đúng vị trí để đảm bảo an toàn cho học sinh. Có hàng rào xung quanh hồ để tránh tai nạn. 2.5. Các giải pháp cụ thể đã được triển khai áp dụng ở trường Tiểu học Hải Long 2.5.1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện Tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh và trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục
  10. An toàn”. Thường xuyên chỉ đạo các lực lượng phối hợp gồm Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên. Các tổ khối trưởng có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch. Thành viên phụ trách từng tiêu chí xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí và đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể cho tiêu chí được phân công và có báo cáo hàng tháng, hàng kỳ, những nội dung được phân công thực hiện. Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm để chỉ đạo thực hiện đó là: Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ. Thứ hai: Giữ gìn sân trường, khuôn viên trường không có rác thải vứt bừa bãi. Thứ ba: An toàn giao thông khu vực cổng trường. Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng. 2.5.2.Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà trình giáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Trong đó Đội Thiếu niên mà vai trò nòng cốt là đồng chí Tổng phụ trách Đội giữ vai trò chủ chốt trong công tác này. Vì vậy công tác này được giao trọng trách cho đồng chí Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như: Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần, trong các buổi
  11. nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, tuyên dương người tốt việc tốt, động viên Tổ chức thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao thông. Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường treo các khẩu hiệu tuyên truyền :“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”,“An toàn là bạn, tai nạn là thù”, và Tổng phụ trách Đội là người trực tiếp tuyên truyền cho các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và hướng dẫn các em thực hiện theo. Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, đảm bảo an toàn của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc. 2.5.3. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra. Phong trào “Xanh hóa sân trường” Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái. Để thực hiện phong trào trên, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một khu vực. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, tỉa cỏ . Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, bón
  12. luôn xanh tốt. Phong trào đã giúp cho hệ thống cây cối, cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, xanh tươi. Phong trào “Sân trường em không có rác” Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa. Nội dung này nhà trường giao cho Đội Thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện. Đội Sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm. Hàng ngày giao cho đội Sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường còn bẩn Liên đội sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao. (phụ lục 9) Giáo dục học sinh cứ nhìn thấy giấy rác, giấy trên sân trường là phải có hành động, thói quen cúi xuống nhặt bỏ vào thùng rác mà không cần biết vị trí đó có phải của lớp mình hay không. Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác đúng nơi quy định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp. Phong trào “Trường em không có tai nạn thương tích” Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện. Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không
  13. Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị ngã chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống trên thì thứ nhất các em phải khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế, thứ hai báo ngay cho thầy cô biết. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã học nên các em có thể xử lý được ngay. Nhắc nhở các em giữ gìn an toàn khi đi và về học trên đường, khi ra cổng trường, cách giơ tay để sang đường, cách đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện, quy định lứa tuổi được đi xe đạp, đi xe đạp phù hợp. Với nội dung này nhà trường đã mời hãng xe máy Việt Hương về tại trường để hướng dẫn cho các em (phụ lục 10). Đặc biệt phụ huynh đón học sinh mà không có mang theo mũ bảo hiểm, nhà trường mời học sinh đó vào trường ngồi đợi phụ huynh về nhà lấy mũ mang đến mới cho học sinh về. Việc thực hiện phong trào “Trường em không có tai nạn thương tích” đã giúp giảm thiểu các tai nạn xảy ra trong nhà trường. Trong năm học này nhà trường không có học sinh bị thương tích xảy ra trong trường. Phong trào “Lớp em gọn gàng, sạch đẹp” Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Và nhiệm vụ này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận. Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em có thể cảm nhận: có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận: hình như, có thêm một mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn Chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế cũng tan đi. (phụ lục 11) Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng
  14. Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em. Phong trào “Nhà vệ sinh của em sạch sẽ” Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong thời gian vừa qua. Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện ráo riết nội dung này. Việc làm đầu tiên là xây dựng nội quy sử dụng công trình vệ sinh của học sinh với các nội dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đi tiểu đúng nơi quy định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại tiện: vào khu vực quy định và đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước sau khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ Bảng nội quy được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh. Thứ hai là chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội quy sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh. Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh, xịt nước rửa nhà vệ sinh của nhân viên bảo vệ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn, có mùi. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau khi học sinh vào lớp của buổi sáng, sau khi học sinh vào lớp của buổi chiều và cuối buổi chiều khi học sinh đã về hết. Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ sinh sạch sẽ. Phong trào “Cổng trường em thông thoáng” Cổng trường học là nơi tập trung đông người, là nơi dễ gây ùn tắc giao thông và hay xảy ra tai nạn. Vì vậy nhà trường rất quan tâm đến việc luôn nhắc nhở, đôn đốc, giữ gìn để cổng trường luôn thông thoáng, cụ thể: Nhà trường giao cho Đoàn Thanh niên kết hợp với Liên đội xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công đội Sao đỏ của nhà trường hàng ngày trực, theo dõi
  15. không dừng lại tại cổng trường, khi đi xe đạp phải dắt xe sang phía bên phải đường rồi mới được lên xe. Phụ huynh khi đón học sinh phải đứng bên trong vạch sơn màu trắng mà nhà trường đã kẻ sẵn, không đứng bên kia đường để đón, học sinh sẽ chạy sang đường dễ gây tai nạn. Hiện nay một số người bán hàng rong cũng nắm được tâm lý của học sinh nhất là học sinh lớp Một hay đòi ông bà bố mẹ mua quà bánh sau khi tan học. Vì vậy cứ đến giờ tan học một số hàng quán lại tụ tập trước cổng trường. Nắm được tình hình, nhà trường phải thường xuyên theo dõi nhắc nhở để rèn nề nếp cho học sinh cũng như không để xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông. Thông qua chương trình phát thanh măng non, Liên đội cũng thường xuyên nhắc nhở các bậc phụ huynh và các em học sinh cần thực hiện đúng nội quy, quy định khi ra cổng trường, cũng như địa điểm phụ huynh đứng đón học sinh. Vì vậy trong những năm gần đây mặc dù cổng trường nằm trên trục đường chính liên xã nhưng không xảy ra các vụ va chạm, cổng trường luôn thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân qua lại, phụ huynh đón học sinh cũng rất thuận tiện. 2.5.4.Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao. Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ vệ sinh khu vực của lớp mình. Ngoài ra 1 tuần/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau bàn, lau cửa, lau tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường. Giao cho khối 3;4;5 thực hiện tỉa cỏ xung quanh các tấm bê tông trên sân trường, quét dọn toàn bộ khuôn viên trường, khối 1;2 thực hiện nhặt cỏ, rác ngoài sân thể thao, đường vào cổng phụ.
  16. trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ. Phòng của ai phụ trách người đó chịu trách nhiệm để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp, thoáng mát để học tập, làm việc. Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày. 2.5.5. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học và ngoài giờ chính khóa. Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Ngoài ra các em còn được giáo dục kỹ năng sống về cách giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường qua các bài học của buổi chiều thứ tư và sáng thứ bảy, vì vậy các em đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường. 2.5.6. Phối hợp với phụ huynh học sinh tiếp tục xây dựng và duy trì nhà trường “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” Phụ huynh học sinh là một thành tố rất quan trọng để thực hiện công tác giáo dục học sinh, góp phần xây dựng nhà trường ngày thêm đổi mới. Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” . Ở đây nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào. Ví dụ : Các buổi lao động định kỳ, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, giáo viên, phụ huynh, học sinh cùng góp sức lao động vệ sinh các khu vực của nhà trường, làm cỏ, trồng cây
  17. trường đặc biệt chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội quy, quy định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi; chấp hành luật khi tham gia giao thông đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” . Trong đại dịch Covid 19 hai năm học qua, giáo viên chủ nhiệm đã huy động phụ huynh học sinh đến trường để lau nước khử khuẩn, tất cả bàn ghế, cánh cửa, cầu thang, dụng cụ học tập để đón học sinh sau thời gian các em tạm nghỉ học ở nhà. Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà trường tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan trọng giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: Duy trì được các tiêu chuẩn của trường “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” thường xuyên và có nền nếp đã góp phần giảm kinh phí trong việc thuê mướn nhân công tổng vệ sinh trường lớp, làm cỏ, trồng hoa, chăm sóc cây cối, chậu hoa, thảm cỏ 2. Hiệu quả về mặt xã hội. Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh - sạch - đẹp - an toàn, thoáng mát, đã góp phần tạo nên môi trường học tập, vui chơi thoải mái cho học sinh. Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động bảo vệ môi trường. Về phía học sinh thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.
  18. sóc cây cối, yêu thiên nhiên, yêu trường lớp, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, tham gia giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Sáng kiến phù hợp và đã áp dụng thực tế tại nhà trường mang lại hiệu quả cao và có thể áp dụng phổ biến được với tất cả các trường phổ thông. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết sáng kiến trên không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hải Yến Tác giả:Trường Tiểu học Hải Long