Phiếu bài tập lần 11 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5

doc 11 trang Tú Uyên 09/02/2025 610
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập lần 11 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_lan_11_mon_toan_tieng_viet_lop_5.doc

Nội dung tài liệu: Phiếu bài tập lần 11 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5

  1. MÔN: TOÁN LỚP 5 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm một số câu trả lời A, B, C, D ( là đáp số, kết quả tính). Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng: Bài 1: Chữ số 3 trong số thập phân 24,135 có giá trị là: 3 3 A. 3 B. 30 C. D. 10 100 Bài 2: Hỗn số 8 5 bằng số thập phân nào trong các số sau : 100 A. 8,05 B. 8,5 C. 8,005 D. 8,50 Bài 3: 35m2 7dm2 = m2. Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: A. 3,57 B. 35,07 C. 35,7 D. 35,70 Bài 4: Số lớn nhất trong các số 5,798 ; 5,897 ; 5,978 ; 5,879 là: A. 5,978 B. 5,798 C. 5,897 D. 5,879 Bài 5: Phép nhân nhẩm 34,245 x 100 có kết quả là: A. 3,4245 B. 34245 C. 3424,5 D. 342,45 Bài 6 : 20% của 520 là: A. 401 B. 104 C. 140 D. 410 Bài 7: 85,4 : 7 < .< 2,5 x 6 Số tự nhiên lớn nhất lớn nhất thích hợp để điền vào chỗ chấm ( .) là : A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 Bài 8: Hình vuông có chu vi là 20 m. Diện tích của nó là? A. 20 m B. 20 m2 C. 25 m D. 25 m2 B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 36,75 + 89,46 b) 351 – 138,9 c) 60,83 x 47,2 d) 109,44 : 6,08 . . . .
  2. . . . Bài 2: Tìm x a/ X x 100 = 41,87 b/ 0,48 : X = 1,2 Bài 4 Một mảnh vườn có nửa chu vi là 15,4 m, chiều rộng bằng 2/ 3 chiều dài. Tính chu vi, diện tích của mảnh vườn đó?
  3. MÔN: TIẾNG VIỆT VIẾT LỚP 5 Bài 1: Tìm 1 từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ hạnh phúc . Bài 2: Hãy xếp các từ ngữ sau thành 2 nhóm vào bảng dưới đây cho phù hợp: - trồng cây, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, phá rừng, đốt nương, trồng rừng, săn bắt thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. Hành động bảo vệ môi trường Hành động phá hoại môi trường . . . Bài 3 : Hãy đặt câu với yêu cầu sau ! a) Đặt 1 câu có đại từ xưng hô làm chủ ngữ trong mẫu câu Ai làm gì? Đặt 1 câu có danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong mẫu câu Ai là gì? Bài 4: Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ sau ! a) Vì .nên . b) Tuy nhưng Bài 5 : Mẹ là hình ảnh đẹp nhất trên đời. Bằng tình yêu và sự kính trọng của mình, em hãy viết một bài văn tả về mẹ với lòng biết ơn sâu sắc.
  4. MÔN: TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP 5 A. Đọc thầm và làm bài tập: VẦNG TRĂNG QUÊ EM Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đòng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay. Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em. PHAN SĨ CHÂU B. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây. 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? ￿ A. Cảnh trăng lên ở làng quê ￿ B. Cảnh sinh hoạt của làng quê. ￿ C. Cảnh làng quê dưới ánh trăng. 2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê? ￿ A. Cánh đồng lúa, tiếng hát, lũy te ￿ B. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa. ￿ C. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát. 3. Dưới ánh trăng, người dân xóm quây quần ngoài sân làm gì? ￿ A. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước. ￿ B. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát. ￿ C. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
  5. 4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ? ￿ A. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp ￿ B. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da mẹ nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ. ￿ C. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay. 5. Cách nhân hóa trong câu “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.” Cho thấy điều gì hay? ￿ A. Ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê. ￿ B. Ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với các cụ già ￿ C. Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người. 6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô (trong câu Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.)? ￿ A. mọc, ngoi, dựng ￿ B. mọc, ngoi, nhú ￿ C. mọc, nhú, đội 7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)? ￿ A. trôi B. lặn C. nổi 8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa? ￿ A. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước. ￿ B. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm. ￿ C. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng. 9. Trong câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.”, đại từ em dùng để làm gì? ￿ A. Thay thế danh từ. ￿ B. Thay thế động từ. ￿ C. Để xưng hô. 10. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ? ￿ A. Những ánh mắt ánh lên tinh nghịch. ￿ B. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. ￿ C. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của bà.
  6. MÔN: KHOA HỌC LỚP 5 Bài 1) Điền dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng! a) Khi sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta không nên làm gì? Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại nhiễm khuẩn nào? Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dừng lại ngay. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn dùng hết liều theo sự chỉ dẫn của bác sĩ b) Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì? Vi rút. Kí sinh trùng Vi khuẩn. Bài 2) Điền dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất a) Tuổi dậy thì là gì? Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quân hệ xã hội. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. b) Nên làm gì để phòng bệnh viêm gan A. Ăn chín. Uống nước đã đun sôi Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Thực hiện tất cả các điều trên. Bài 3) Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ chúng ta cần phải làm gì?
  7. Bài 4) Nêu những tính chất của thủy tinh chất lượng cao? Trong cuộc sống người ta sử dụng thủy tinh chất lượng cao để làm gì? Bài 5) Chất dẻo được làm ra từ vật liệu gì? Nêu những tính chất của chất dẻo?
  8. MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ LỚP 5 PHẦN I: MÔN LỊCH SỬ Câu1: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm mục đích gì? Hãy ghi chữ Đ vào ô trống trước ý đúng và chữ S vào ô trống trước ý sai trong các ý sau đây! a, Tuyên bố tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. b, Tuyên bố sự chấm dứt của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. c, Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta. d, Tất cả các ý trên. Câu 2: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp? . . . . Câu 3: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp! 1. Trương Định a) Lãnh đạo cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế. 2. Nguyễn Trường Tộ b) Chủ trương dựa vao Nhật để đánh đuổi giặc Pháp. 3. Tôn Thất Thuyết c) Lãnh đạo nhân dân Nam Kì khởi nghĩa vũ trang chống Pháp. 4. Phan Bội Châu d) Ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới. 5. Nguyễn Tất Thành e) Chủ trương tân canh đất nước để làm cho dân giàu nước mạnh. PHẦN II: MÔN ĐỊA LÍ Câu 1: Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong nông nghiệp nước ta? Kể tên các cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đồng bằng và vùng núi, cao nguyên của nước ta! . . . . . . . Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng! A. Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. B. Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên.
  9. C. Số dân ở thành thị chiếm ¾ tổng số dân nước ta. D.Ở nước ta, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất. E.Ở nước ta, ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. F. Ngành lâm nghiệp gồm hoạt động trồng, bảo vệ rừng và khai thác gỗ, lâm sản khác. G. Nước ta có nhiều ngành công nghệp và thủ công nghiệp. H. Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta. Câu 3: Hãy kể tên 5 ngành công nghiệp của nước ta và nêu sản phẩm của mỗi ngành công nghiệp đó!