Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 9: Vòng đời của động vật

docx 13 trang Tú Uyên 05/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 9: Vòng đời của động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_9_vong_doi_cua_dong_vat.docx
  • docxBH STEM 5_BÀI 8_Triển lãm sản phẩm STEM cuối học kì 1_PBT.docx

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 9: Vòng đời của động vật

  1. BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 9: VÒNG ĐỜI CỦA ĐỘNG VẬT (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Sự phát triển của cây con (môn Khoa học) – Tuần 16: Hoạt động 2, 3 của bài 14. Sự phát triển của cây con – Sách KNTT – Tuần 16: Hoạt động 3, 4 của bài 14. Sự lớn lên và phát triển của thực vật – Sách CTST – Tuần 16: Hoạt động 2, 3 của bài 9. Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa – Sách CD. Mô tả bài học: Vẽ được sơ đồ vòng đời và trình bày được sự lớn lên của một số động vật đẻ trứng như sâu, muỗi, kết hợp với kĩ năng mĩ thuật làm mô hình vòng đời của một số động vật đẻ trứng và đề xuất được một số biện pháp phòng trừ những động vật đẻ trứng có hại. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học Môn khoa Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được vòng đời của một số chủ đạo học động vật đẻ trứng; trình bày được sự lớn lên của con non nở ra từ trứng Môn học Mỹ thuật Lựa chọn, phối hợp được vật liệu khác nhau để thực tích hợp hành, sáng tạo. Môn toán Giải quyết được một số vấn đề về đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học, liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tiễn I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Bài học này giúp các em: Vẽ được sơ đồ vòng đời và trình bày được sự lớn lên của một số động vật đẻ trứng như sâu, muỗi, Làm mô hình vòng đời của một số động vật đẻ trứng. Đề xuất được một số biện pháp phòng trừ những động vật đẻ trứng có hại.
  2. Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế và cách sử dụng mô hình vòng đời của động vật. Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vất đề và sáng tạo qua hoạt động thảo luận nhóm, đề xuất ý tưởng tạo ra sản phẩm mô hình vòng đời của một số động vật đẻ trứng. Có cơ hội phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm khi tham gia hoạt động nhóm tạo ra sản phẩm mô hình vòng đời của một số động vật đẻ trứng. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Giấy bìa A4 5 tờ 2 Đất nặn 1 hộp 3 Giấy màu 5 tờ 4 kéo 1 cái 5 Bút chì 1 cái 6 Băng dính 1 cuộn 7 Hồ dán 1 lọ 8 Ống giấy 5 ống 9 Súng bắn keo 1 cái III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức GV mời HS xem video HS xem video KHỞI ĐỘNG (xác định vấn đề) Hoạt động 1. Trò chơi “ai nhanh – ai đúng”
  3. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Mục tiêu: HS nêu đúng được về sự sinh sản của động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. Cách tiến hành: a. Cách chơi: – HS lắng nghe cách – GV giới thiệu cách chơi: chơi. + Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có một tập thẻ hình các con vật. + Khi có hiệu lệnh của quản trò, lần lượt từng thành viên trong nhóm chạy lên gắn thẻ hình con vật vào hai nhóm động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. – GV mời quản trò lên điều khiển trò chơi. – HS chơi trò chơi Các nhóm cùng tham gia trò chơi. – HS chơi trò chơi – GV khen thưởng đội thắng cuộc và động viên khích – HS theo dõi. lệ đội thua cần cố gắng trong những hoạt động sau. – GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo luận – HS hoàn thành phiếu nhóm hoàn thành phiếu. học tập số 1. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS lên trình bày. mình. – Các nhóm đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chốt đáp án: – HS theo dõi. Nội Động vật đẻ Động vật đẻ con dung trứng Sự sinh Là những loài động Là những loài sản vật sinh sản thông động vật sinh sản qua việc đẻ trứng, thông qua việc đẻ sau đó trứng sẽ con. phát triển và nở ra thành con non.
  4. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ưu điểm Thời gian sinh sản Chất dinh dưỡng của sự ngắn. và nhiệt độ ổn định sinh sản Con non sẽ nở ra từ trong cơ thể đảm trứng và bắt đầu bảo sự phát triển cuộc sống độc lập tốt của thai nhi, ngay sau đó. giúp giảm tỉ lệ chết thai. Nuôi con Một số loài, con Con non được bố, non non được mẹ giúp mẹ bảo vệ và được đỡ tìm kiếm đồ ăn nuôi dưỡng bằng trong thời gian sữa mẹ. ngắn, sau đó độc lập kiếm mồi như gà, vịt, chim Một số loài khác như rùa, con non tự kiếm đồ ăn và bảo vệ mình. – GV hỏi nhanh để nêu nhiệm vụ trong bài học: Chúng – HS trả lời. mình đã được tìm hiểu về động vật đẻ trứng, động vật đẻ con qua video và qua hoạt động khởi động, vậy các em có muốn làm mô hình vòng đời của động vật để giới thiệu và chia sẻ biện pháp phòng ngừa động vật có hại, bảo vệ động vật có ích không? – GV đặt câu hỏi: Để làm mô hình vòng đời của động – HS trả lời. vật, chúng mình cần những tiêu chí nào? – GV chốt tiêu chí: – HS theo dõi. + Thể hiện được hình ảnh của con vật (đẻ trứng hoặc đẻ con) với các đặc điểm bên ngoài phù hợp với thực tiễn. + Thể hiện được trình tự các giai đoạn phát triển của con vật trong mô hình. + Có chú thích làm rõ các chi tiết trong mô hình. + Chắc chắn, đẹp, sử dụng được lâu dài.
  5. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV yêu cầu các nhóm HS, từ tiêu chí trên, hãy thảo – HS thảo luận để xây luận để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của nhóm mình. dựng tiêu chí sản phẩm cho nhóm mình. – GV mời đại diện một vài HS các nhóm nêu tiêu chí – HS nghe tiêu chí của sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, góp nhóm bạn và nhận xét, ý bổ sung. góp ý bổ sung (nếu có). – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và chuyển sang – HS theo dõi. hoạt động tiếp theo. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu vòng đời của một số động vật đẻ trứng Mục tiêu: HS nhận diện được sự khác biệt về vòng đời của bướm và chim bồ câu Cách tiến hành: – GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm: Trình bày HS thảo luận nhóm. vòng đời của bướm và sự lớn lên của con non nở ra từ trứng. GV mời đại diện HS trả lời, các nhóm khác đặt câu HS trình bày. hỏi nếu có thắc mắc góp ý. GV nhận xét, chốt đáp án: HS thảo luận nhóm. Trình bày vòng đời của bướm và sự lớn lên của con non nở ra từ trứng
  6. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm: Trình bày HS thảo luận nhóm. vòng đời của chim bồ câu và sự lớn lên của con non nở từ trứng. GV mời HS trả lời, các nhóm khác đặt câu hỏi nếu HS trả lời. có thắc mắc hoặc muốn góp ý. GV nhận xét, chốt đáp án: HS theo dõi. + Trứng nở thành chim non. Chim non phát triển thành chim bồ câu trưởng thành. + Chim mái đẻ trứng. Chim mái và chim trống thay nhau ấp trứng. Hợp tử phát triển thành phôi trong trứng. + Cơ quan sinh dục của chim trống sinh ra tinh trùng thụ tinh cho trứng trong cơ thể chim mái tạo thành hợp tử. – GV phát phiếu học tập số 2. – HS thảo luận nhóm và – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trả lời các câu hỏi. trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS trình bày. nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi. – GV nhận xét và chữa bài Câu 1:
  7. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu 2: Sự khác biệt về vòng đời của bướm và vòng đời của chim bồ câu Vòng đời Vòng đời của bướm của chim bồ câu Vòng đời của bướm Vòng đời của chim bồ câu có có 4 giai đoạn: trứng, 3 giai đoạn: trứng, con non, sâu, nhộng, bướm chim trưởng thành Hình thái 4 giai đoạn Hình thái giai đoạn 2 gần khác nhau giống giai đoạn 3 Hoạt đông 3. Tìm hiểu về vòng đời của một số động vật đẻ con Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng trừ sâu hại và bảo vệ, chăm sóc động vật có ích Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: HS thảo luận nhóm. + Trình bày các giai đoạn phát triển của mèo. + Nhận xét về hình dạng của con non và con trưởng thành. GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác đặt – HS trả lời. câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. GV nhận xét và chốt đáp án + Vòng đời của mèo Trình bày các giai đoạn phát triển của mèo. Mèo mẹ mang thai Mèo sơ sinh Mèo con
  8. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Mèo trưởng thành. Câu 2: Nhận xét về hình dạng của con non và con trưởng thành. Con non và con trưởng thành khá giống nhau. – GV phát phiếu học tập số 3. – HS thảo luận nhóm và – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trả lời các câu hỏi. trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS trình bày. nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. GV nhận xét và chốt đáp án: – HS theo dõi. Câu 1: Một số biện pháp phòng trừ sâu hại an toàn với cuộc sống con người. Canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng. Vật lí: Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại. Sinh học: Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại. Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: Sử dụng những giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại. Hoá học: Sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Câu 2: một số biện pháp bảo vệ, chăm sóc động vật có ích đối với cuộc sống của con người + Nuôi dưỡng: Cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và
  9. Hoạt động của GV Hoạt động của HS khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng vật nuôi. + Chăm sóc: Thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, ) trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, GV tổng kết giờ học: + Khen các nhóm hoạt động tốt. + Động viên các nhóm chưa hoạt động tốt để lần sau cố gắng. TIẾT 2 THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 4. Đề xuất ý tưởng và giải pháp làm mô hình vòng đời của động vật. Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng và cách làm mô hình vòng đời của động vật Cách tiến hành: a. Thảo luận và chia sẻ ý tưởng – GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ về ý – HS thảo luận nhóm. tưởng làm “vòng đời của động vật” theo các tiêu chí của nhóm đã đề xuất: GV có thể đặt câu hỏi gợi ý: + Con vật được thể hiện trong mô hình là động vật đẻ trứng hay đẻ con? + Vòng đời của con vật đó được chia thành mấy giai đoạn? + Vật liệu dùng để làm mô hình đó là gì? GV mời các nhóm khác góp ý để hoàn thiện ý tưởng. Nhóm khác nhận xét, góp ý để nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng. GV nhận xét. – HS theo dõi.
  10. Hoạt động của GV Hoạt động của HS b. Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm mô hình vòng đời của động vật – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ý tưởng để làm mô – Thảo luận nhóm. hình vòng đời của động vật theo gợi ý sau: Con vật được thể hiện trong mô hình (là động vật đẻ trứng hay đẻ con). Các giai đoạn phát triển của con vật đó trong vòng đời. Cách thể hiện trình tự các giai đoạn phát triển của con vật trong vòng đời. Vật liệu sử dụng để làm mô hình (đất nặn, giấy bìa, kẹp gỗ, ). – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành. – HS hoàn thành phiếu học tập số 4. – GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động tiếp – HS theo dõi theo. Đáp án: Câu 1: Phác thảo mô hình vòng đời của động vật. Câu 2: Đánh giá lợi ích, tác hại của con vật đó đối với cuộc sống của con người – Bướm có vai trò thụ phấn tự nhiên cho hoa, góp phần hình thành quả và hạt với năng suất cao hơn.
  11. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – Tuy nhiên, sâu bướm lại phá hoại cây trồng vì sâu bướm thường ăn các lá non để phát triển và tốc độ phát triển của chúng rất nhanh, thức ăn của chúng cũng rất phong phú như bắp cải, cải xanh, cà chua, dưa chuột, Hoạt động 5. Làm mô hình vòng đời của động vật Mục tiêu: HS thực hiện làm được mô hình vòng đời của động vật theo cách của nhóm em. Cách tiến hành: a. lựa chọn dụng cụ và vật liệu GV yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn dụng cụ và – HS lựa chọn dụng cụ vật liệu phù hợp với phương án của nhóm đã chọn. và vật liệu phù hợp với phương án của nhóm. b. làm mô hình vòng đời của động vật theo cách của nhóm em – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách trang 46 để – HS làm việc nhóm làm HS tham khảo sản phẩm. Bước 1: Làm thân cây. Bước 2: Làm hình ảnh thể hiện các giai đoạn phát triển của con vật. Bước 3: Sắp xếp hình ảnh thể hiện các giai đoạn phát triển của con vật trong mô hình. Bước 4: Ghép các chi tiết tạo thành mô hình. Bước 5: Ghi chú thích, trang trí và hoàn thiện mô hình. – GV lưu ý HS: sản phẩm tạo ra phải thể hiện được hình – HS theo dõi, đối chiếu ảnh của con vật đẻ trứng hoặc đẻ con với các đặc điểm bên ngoài phù hợp với thực tiễn. – GV theo dõi việc làm của cả lớp và hỗ trợ khi cần thiết – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ Các nhóm thực hành khi cần. làm sản phẩm. c. Kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí
  12. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sau khi HS làm xong GV yêu cầu các nhóm: HS kiểm tra để điều + Kiểm tra xem sản phẩm có thể hiện được hình ảnh chỉnh sản phẩm theo của con vật đẻ trứng hoặc đẻ con với các đặc điểm tiêu chí bên ngoài phù hợp với thực tiễn. + Thể hiện được trình tự các giai đoạn phát triển của con vật. + Sản phẩm có đẹp, chắc chắn không? Hoạt động 6. Trưng bày và giới thiệu mô hình vòng đời của động vật Mục tiêu: HS giới thiệu được mô hình vòng đời của động vật của nhóm mình Cách tiến hành: GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm HS trưng bày sản phẩm – GV cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình vào – HS tự đánh giá sản phiếu đánh giá (phụ lục). phẩm của nhóm. – GV mời HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm. – Đại diện nhóm giới (Giới thiệu về: thiệu sản phẩm. Cách thiết kế sản phẩm Từng bộ phận của mô hình được làm bằng vật liệu gì? Các giai đoạn phát triển của con vật được thể hiện trong mô hình. Đề xuất giải pháp phòng trừ động vật có hại hoặc bải vệ động vật có ích với đời sống của con người. HS đến tham quan sản phẩm có thể kiểm tra xem sản HS có thể kiểm phẩm có chắc chắn không? tra sản phẩm
  13. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – HS đến tham quan sản phẩm sẽ đánh giá sản phẩm của – HS đánh giá sản phẩm nhóm bạn sau khi quan sát, nghe thuyết minh vào phiếu của nhóm bạn vào phiếu đánh giá. đánh giá – GV tổng kết hoạt động: + Nhận xét ý thức làm việc của nhóm HS. + Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng mô hình vòng đời của động vật khi học môn khoa học hoặc trang trí lớp như một bức tranh. – GV khen ngợi nhóm HS tốt tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học theo gợi ý sau: Tinh thần thái độ tham gia làm việc nhóm của HS.