Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 6: Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình Tangram
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 6: Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình Tangram", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_6_thuc_hanh_trai_nghiem_cung.docx
BH STEM 5_Bài 6_Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình Tangram_PBT.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 6: Thực hành trải nghiệm cùng bộ lắp ghép hình Tangram
- BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 6: THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM CÙNG BỘ LẮP GHÉP HÌNH TANGRAM (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Bài 28. Thực hành và trải nghiệm đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình – Toán 5 – KNTT Bài 51. Thực hành và trải nghiệm – Toán 5 – CTST Bài 78. Em vui học Toán – Toán 5 – CD Mô tả bài học: Vận dụng kiến thức về đặc điểm các hình đã học để thiết kế, chế tạo bộ lắp ghép hình Tangram và vận dụng bộ lắp ghép hình để lắp ghép sáng tạo; tham gia hoạt động thực hành trải nghiệm liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học Toán Giải quyết được một số vấn đề về đo, vẽ, lắp ghép gắn chủ đạo với một số hình phẳng đã học, liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tiễn. Môn học Công nghệ Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản tích hợp theo hướng dẫn. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Bài học này giúp các em: – Vận dụng kiến thức về đặc điểm các hình đã học để thiết kế, chế tạo bộ lắp ghép hình Tangram. – Vận dụng bộ lắp ghép hình để lắp ghép sáng tạo. – Tham gia hoạt động thực hành trải nghiệm liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn. – Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế và cách sử dụng “Bộ lắp ghép hình Tangram”. – Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thảo luận nhóm, đề xuất ý tưởng và tạo sản phẩm “Bộ lắp ghép hình Tangram”. 1
- – Có cơ hội phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm khi tham gia hoạt động nhóm tạo sản phẩm: “Bộ lắp ghép hình Tangram”. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Nam châm lá 1 tờ 2 Giấy A4 5 tờ 3 Hộp màu 1 hộp 4 Thước kẻ 1 chiếc 5 Kéo 1 cái 6 Bút chì 1 cái III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức Chơi trò chơi: GHÉP HÌNH – HS chia nhóm theo yêu cầu – GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS. của GV và lắng nghe luật – GV giới thiệu luật chơi: chơi. + Cho một bộ các hình tam giác, hình vuông, hình bình hành. Trong 1 phút, hãy ghép chúng lại với nhau thành hình bên cạnh. + Tổ chức chơi theo nhóm. Nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất thì chiến thắng. – GV cung cấp sẵn hình cho HS. – GV mời các nhóm chơi trò chơi. – HS chơi trò chơi. – GV bấm vào ô thời gian để bắt đầu đếm giờ. 2
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV bấm vào các số để thể hiện đám án đúng. – GV khen thưởng đội thắng cuộc và chuyển vào – HS theo dõi. bài học. KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) Hoạt động 1: Quan sát sản phẩm ghép hình ở trang 31 sách Bài học STEM 5 Mục tiêu: HS nhận diện được bộ lắp ghép hình Tangram. Cách tiến hành: – GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo – HS hoàn thành phiếu học luận nhóm hoàn thành phiếu. tập số 1. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập – HS lên trình bày. của mình. – Các nhóm khác đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. a) Mỗi hình trên gợi cho em tưởng tượng đến đồ vật, con vật sau: 3
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – HS theo dõi. b) Mỗi hình trên được ghép từ 7 mảnh ghép. Các mảnh ghép có dạng hình vuông, hình tam giác, hình bình hành. – GV chốt: Những hình các em vừa nhìn thấy đều – HS theo dõi. được lắp ghép từ “Bộ lắp ghép hình Tangram”. – GV nêu nhiệm vụ trong bài học: Chúng mình hãy – HS theo dõi. cùng nhau làm bộ lắp ghép hình Tangram theo các tiêu chí sau để thoả sức sáng tạo nhé! Tiêu chí sản phẩm: + Bộ lắp ghép hình Tangram gồm 7 hình (5 hình tam giác vuông, 1 hình bình hành, 1 hình vuông) có thể lắp ghép liền khít với nhau tạo thành một hình vuông. + Màu sắc phù hợp, chắc chắn, sử dụng được nhiều lần. – GV yêu cầu các nhóm HS, từ tiêu chí trên, hãy – HS thảo luận để xây dựng thảo luận để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của tiêu chí sản phẩm cho nhóm nhóm em. mình. – GV mời đại diện một vài HS các nhóm nêu tiêu – HS nghe tiêu chí của nhóm chí sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận bạn và nhận xét, góp ý bổ xét, góp ý bổ sung. sung (nếu có). – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và chuyển – HS theo dõi. sang hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 4
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 2: Thực hiện các hoạt động sau Mục tiêu: HS nêu đúng được đặc điểm của 7 mảnh ghép trong bộ lắp ghép hình Tangram. Cách tiến hành: – GV phát phiếu học tập số 2. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành – HS thảo luận nhóm và hoàn câu hỏi trong phiếu. thành câu hỏi. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập – HS trình bày. của nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi. – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. Gợi ý: – GV phát phiếu học tập số 3. – HS thảo luận nhóm và trả – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu lời các câu hỏi. hỏi trong phiếu: + Nêu đặc điểm của các hình tam giác em nhìn thấy trong bộ lắp ghép hình Tangram ở hình bên. + Nhờ đặc điểm nào mà 7 mảnh ghép trong bộ lắp ghép hình Tangram lại có thể lắp ghép thành một hình vuông? – GV mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo – HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác đặt câu hỏi nếu có luận của nhóm. Các nhóm thắc mắc hoặc góp ý. khác đặt câu hỏi (nếu có). 5
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. + Nêu đặc điểm của các hình tam giác em nhìn thấy trong bộ lắp ghép hình Tangram. Gợi ý: Là các hình tam giác vuông cân, gồm: • 2 tam giác vuông lớn. • 1 tam giác vuông cỡ vừa. • 2 tam giác vuông nhỏ. Có 2 cặp hình tam giác có kích thước, hình dạng giống nhau. – HS theo dõi. + Nhờ đặc điểm nào mà 7 mảnh ghép trong bộ lắp ghép hình Tangram lại có thể lắp ghép thành một hình vuông? Gợi ý: HS có thể trả lời dựa vào đặc điểm của các cạnh và góc của từng mảnh ghép, ví dụ 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông nhỏ bằng cạnh của hình vuông, các góc nhọn của tam giác vuông bằng 45o nên ghép hai tam giác vuông cạnh nhau được góc vuông của hình vuông ban đầu, – GV tổng kết giờ học: nhận xét đánh giá về hoạt – HS theo dõi. động của các nhóm. TIẾT 2 THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm "Bộ lắp ghép hình Tangram" Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng và cách làm bộ lắp ghép hình Tangram Cách tiến hành: a) Dựa vào tiêu chí của nhóm, hãy thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm bộ lắp ghép hình Tangram. – GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 – HS lập nhóm theo yêu cầu. HS. 6
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ về – HS thảo luận nhóm. ý tưởng làm bộ lắp ghép hình Tangram theo các tiêu chí của nhóm. – GV mời đại diện 1, 2 nhóm chia sẻ ý tưởng làm – Đại diện nhóm chia sẻ ý bộ lắp ghép hình Tangram. tưởng làm sản phẩm của nhóm. – GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý: – HS suy nghĩ trả lời. + Sản phẩm gồm những bộ phận nào? (Ví dụ: Sản phẩm gồm 7 + Nhóm sử dụng vật liệu gì để làm sản phẩm? mảnh ghép: 5 hình tam giác + Cách làm sản phẩm như thế nào? vuông, 1 hình bình hành, 1 hình vuông có thể lắp ghép + Công dụng của sản phẩm là gì? liền khít với nhau tạo thành + một hình vuông. Nhóm dùng vật liệu là giấy bìa cứng trắng A4, vẽ hình rồi cắt và tô màu. Công dụng của sản phẩm là để lắp ghép hình sáng tạo, ) + GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn – Nhóm khác bổ sung. thiện ý tưởng. b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất giải pháp làm bộ lắp ghép Tangram. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý – HS thảo luận nhóm. tưởng, đề xuất giải pháp làm sản phẩm. – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu học thành. tập số 4. – GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động – HS theo dõi. tiếp theo. Hoạt động 4: Làm bộ lắp ghép hình Tangram 7
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Mục tiêu: HS thực hành làm được bộ lắp ghép hình theo cách của nhóm. Cách tiến hành: a. Lựa chọn dụng cụ và vật liệu. – GV yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn dụng – HS lựa chọn dụng cụ và vật cụ và vật liệu phù hợp với ý tưởng của nhóm đã liệu phù hợp với ý tưởng của chọn. nhóm đã chọn. – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách trang 33 – HS làm việc nhóm làm sản để HS tham khảo: phẩm. Bước 1: Lấy 1 hình vuông cạnh 8 cm, gấp đôi hình vuông, cắt thành hai tam giác vuông bằng nhau. Bước 2: Lấy một hình tam giác vuông vừa cắt, gập theo góc vuông sao cho cắt được hai hình tam giác vuông bằng nhau. Bước 3: Lấy một hình tam giác vuông còn lại ở bước 1, gấp và cắt theo nếp gấp để được một hình tam giác vuông và một hình thang. Bước 4: Gấp đôi hình thang to cắt theo nếp gấp thành 2 hình thang vuông nhỏ. Bước 5: Lấy một hình thang vuông ở bước 4 gắp và cắt thành một hình vuông và một hình tam giác. Bước 6: Lấy hình thang vuông còn lại ở bước 4 gấp và cắt thành một hình bình hành và một hình tam giác. Bước 7: Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. – GV lưu ý HS: sản phẩm tạo ra phải lắp ghép được – HS theo dõi, đối chiếu. liền khít với nhau tạo thành một hình vuông, các hình sáng tạo khác nhau. – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ – Các nhóm thực hành làm trợ khi cần thiết. sản phẩm. Hoạt động 5: Sử dụng bộ lắp ghép hình Tangram Mục tiêu: HS sử dụng được bộ lắp ghép hình để lắp ghép hình sáng tạo. 8
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Cách tiến hành: – Sau khi cho HS làm xong GV cho HS thực hành – HS thử nghiệm sản phẩm, theo nhóm: Sử dụng sản phẩm vừa làm, có thể điều chỉnh sản phẩm theo ghép thành bất kì hình gì HS tưởng tượng ra các tiêu chí. hoặc theo các hình mẫu cho sẵn. – Sau vài lần thử nghiệm ghép thành hình bất kì, HS điều chỉnh sản phẩm để đảm bảo tiêu chí của sản phẩm. TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU: BỘ LẮP GHÉP HÌNH TANGRAM – GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. – HS trưng bày sản phẩm. – GV cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình – HS tự đánh giá sản phẩm vào phiếu đánh giá (phụ lục). của nhóm. – GV mời HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm. – Đại diện nhóm giới thiệu (Giới thiệu về: Bộ lắp ghép tangram gồm mấy sản phẩm. hình? Đó là những hình nào? Số lượng? (Ví dụ: Cấu tạo bộ lắp ghép Tangram gồm: 7 hình ( 5 hình tam giác vuông, 1 hình bình hành, 1 hình vuông) có thể lắp ghép liền khít lại với nhau tạo thành hình vuông. + Có thể ghép thành bất kì hình gì HS tưởng tượng ra + Có thể sử dụng bộ lắp ghép hình Tangram để lắp hoặc theo các hình mẫu ghép thành bất kì hình gì được không? cho sẵn. + Bộ lắp ghép hình Tangram + Bộ lắp ghép hình Tangram được làm từ những được làm từ những vật liệu vật liệu gì? nam châm lá, giấy A4, hộp màu.) – HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn sau khi – HS đánh giá sản phẩm của quan sát, nghe thuyết minh và thử nghiệm với sản nhóm bạn. 9
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS phẩm bộ lắp ghép hình Tangram vào phiếu đánh giá. – GV tổng kết hoạt động: + Nhận xét ý thức làm việc của nhóm HS. + Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng bộ lắp ghép hình Tangram vào lắp ghép hình các con vật mà em yêu thích nhất. – GV khen ngợi nhóm HS tốt tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học theo gợi ý sau: tinh thần thái độ tham gia làm việc nhóm của HS. 10