Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 5: Mô hình thuyền buồm

docx 8 trang Tú Uyên 01/06/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 5: Mô hình thuyền buồm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_5_mo_hinh_thuyen_buom.docx
  • docxBH STEM 5_BÀI 5_Mô hình thuyền buồm_PBT.docx

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 5: Mô hình thuyền buồm

  1. BÀI HỌC STEM LỚP 5 BÀI 5: MÔ HÌNH THUYỀN BUỒM (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Năng lượng mặt trời, gió và nước (môn Khoa học) – Tuần 12: Bài 11. Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy – Sách KNTT – Tuần 12: Bài 11. Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy – Sách CTST – Tuần 12: Bài 6. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy – Sách CD Mô tả bài học: HS nêu được một số phương tiện, máy móc sử dụng năng lượng gió, vận dụng kĩ năng toán học, công nghệ, mĩ thuật để phác hoạ và xây dựng mô hình thuyền buồm chạy bằng gió. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học chủ đạo Môn chủ đạo: – Kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt động Khoa học của con người sử dụng năng lượng gió. – Thu thập, xử lí thông tin và trình bày được (bằng những hình thức khác nhau) về việc khai thác, sử dụng các dạng năng lượng nêu trên. Môn học tích hợp Môn tích Thực hiện được việc đo, vẽ, lắp ghép, tạo lập một số hình hợp: Toán phẳng và hình khối đã học. Môn tích Lựa chọn, phối hợp được vật liệu khác nhau để thực hành, hợp: Mĩ thuật sáng tạo. Môn tích hợp: Công Lựa chọn được vật liệu phù hợp để làm sản phẩm. nghệ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Bài học này giúp các em – Nêu được một số phương tiện, máy móc sử dụng năng lượng gió, vận dụng kĩ năng toán học, công nghệ, mĩ thuật để phác hoạ và xây dựng mô hình thuyền buồm chạy bằng gió. – Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế, cách làm mô hình thuyền buồm. – Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động thảo luận nhóm, đề xuất ý tưởng và tạo sản phẩm “mô hình thuyền buồm”. – Thể hiện được phẩm chất trung thực, trách nhiệm khi tham gia hoạt động nhóm tạo sản phẩm: “Mô hình thuyền buồm” và các hoạt động khác. 1
  2. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập (trong phụ lục) – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục) 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Đất nặn 1 hộp 2 Giấy màu 10 tờ 3 Giấy nến 1 cuộn 4 Băng dính, keo nến 1 cuộn 5 Vỏ hộp sữa 5 vỏ 6 Ống hút/ Que gỗ dài 5 cái III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức GV mời HS xem video “Khám phá biển xanh” – HS xem video KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ) Hoạt động 1. Trò chơi: Gió thổi Mục tiêu: HS bước đầu biết được ứng dụng của sử dụng năng lượng gió trong cuộc sống con người. Cách tiến hành: – GV giới thiệu cách chơi: – HS theo dõi Cả lớp đứng tại chỗ rồi dang tay sang hai bên. Quản trò hô: Gió thổi, gió thổi. Cả lớp: Về đâu, về đâu? Quản trò: Bên trái, bên trái. Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái. Quản trò hô: Gió thổi, gió thổi. Cả lớp: Về đâu, về đâu? Quản trò: Bên phải, bên phải. Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải. 2
  3. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí trước, sau và lặp lại vài lần với tốc độ tăng dần. – GV cử 1 HS làm quản trò. – HS tham gia trò chơi – GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS. – GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo luận nhóm – HS hoàn thành phiếu học hoàn thành phiếu. tập số 1 Gợi ý: 1. Trò chơi tại phần a Hoạt động 1 nhắc đến loại năng lượng gì? Trò chơi trên nhắc đến năng lượng gió 2. Chúng ta thường sử dụng năng lượng trên vào những hoạt động gì? Lao động, sản xuất; Giao thông đường thủy; Thể thao; Vui chơi; Dự báo thời tiết – GV mời đại diện các nhóm lên trình bày phiếu học tập của – HS trình bày nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi (nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý). – GV nhận xét bài trình bày của các nhóm. – GV dẫn dắt: + Ở video phần khởi động, các em có để ý bạn gấu di chuyển – HS suy nghĩ trả lời bằng phương tiện gì không? Phương tiện đó di chuyển bằng cách nào? + Các em có muốn làm một mô hình thuyền buồn chạy bằng – HS suy nghĩ trả lời năng lượng gió không? Để làm được mô hình thuyền buồm như vậy chúng mình cần những tiêu chí gì? – GV chiếu nêu tiêu chí sản phẩm: – HS theo dõi ￿ Mô hình nổi được trên mặt nước. ￿ Mô hình di chuyển được khi có gió. ￿ Vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng. – GV yêu cầu HS: Từ các tiêu chí trên, các nhóm hãy thảo luận – HS thảo luận nhóm để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của nhóm mình. – GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày nhanh tiêu chí của – Đại diện nhóm trình bày nhóm mình. nhanh (GV có thể cho 1 – 2 nhóm lên trình bày và cho các nhóm tự điều chỉnh tiêu chí). 3
  4. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV nhận xét và dẫn dắt chuyển sang hoạt động sau: Trước khi – HS theo dõi bắt tay vào làm mô hình thuyền buồm, chúng mình cùng tìm hiểu vai trò, lợi ích và ứng dụng của năng lượng gió trước nhé! HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò và lợi ích của năng lượng gió trong đời sống Mục tiêu: HS kể được tên một số phương tiện, máy móc và các hoạt động của con người sử dụng năng lượng gió. Cách tiến hành: – GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS thảo luận nhóm và – HS hoàn thành phiếu số 2 hoàn thành phiếu. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của nhóm, các – HS trình bày nhóm khác đặt câu hỏi (nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý). – GV nhận xét, chốt đáp án: – HS theo dõi Câu 1: Nêu những việc mà con người có sử dụng năng lượng gió. Ví dụ: Máy phát điện gió, chơi chong chóng, quạt lúa. Câu 2: Kể tên một số phương tiện, máy móc và hoạt động khác của con người có sử dụng năng lượng gió mà em biết. Ví dụ: Khinh khí cầu, thuyền buồm, cối xay gió. Câu 3: Nêu vai trò và lợi ích của năng lượng gió đối với con người. Ví dụ: + Góp phần tạo nên bản chất thời tiết, khí hậu ở các khu vực, các vùng, các quốc gia trên Trái Đất. + Trong khoa học, việc nghiên cứu tốc độ, hướng di chuyển của gió giúp dự báo thời tiết chính xác hơn. + Trong thể thao, gió được nghiên cứu và ứng dụng trong các môn thể thao liên quan đến hướng gió như cầu lông, bóng bàn, lướt ván, lướt sóng + Tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi thuỷ hải sản + Trong giao thông vận tải đường thủy, ứng dụng trong việc thiết kế tàu thuyền. + Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ nguồn năng lượng gió. Là nguồn năng lượng sạch, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí đầu tư, sử dụng. Hoạt động 3. Tìm hiểu việc khai thác và sử dụng năng lượng gió Mục tiêu: HS trình bày được việc khai thác và sử dụng năng lượng gió ở nước ta. 4
  5. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Cách tiến hành: a. GV yêu cầu HS làm việc nhóm để thảo luận: Dựa vào những – HS làm việc nhóm thông tin đã thu thập ở hoạt động trên, em hãy cho biết việc khai thác và sử dụng năng lượng gió ở nước ta theo gợi ý: + Những hoạt động trong đời sống hay trong sản xuất có khai thác và sử dụng năng lượng gió. + Lợi ích của việc khai thác và sử dụng năng lượng gió trong những hoạt động đó. + Ưu và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng gió. b. GV mời đại diện lên trình bày kết quả: Em hãy trình bày về – Đại diện nhóm lên trình việc khai thác và sử dụng năng lượng gió ở nước ta. bày – GV nhận xét và chốt đáp án: – HS theo dõi + Những hoạt động trong đời sống hay trong sản xuất có khai thác và sử dụng năng lượng gió. Ví dụ: Cối xay gió, nhảy dù, thuyền buồm, thả diều. + Lợi ích của việc khai thác và sử dụng năng lượng gió trong những hoạt động đó: Cối xay gió, Thuyền buồm: Dễ sử dụng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí. Nhảy dù, thả diều: Giải trí, vận động, giảm căng thẳng, mệt mỏi. + Ưu và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng gió: Ưu điểm: Nguồn năng lượng vô hạn, nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm được nhiều chi phí. Có thể được lắp đặt ở nhiều nơi, là ngành tiềm năng, cần nhiều nhân lực. Nhược điểm: Có thể gây ô nhiễm tiếng ồn, gây sợ hãi cho động vật hoang dã, sức gió không ổn định, – GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS thảo luận nhóm – HS hoàn thành phiếu học hoàn thành phiếu tập số 3 – GV mời đại diện nhóm lên trình bày phiếu học tập của nhóm. – HS trình bày Các nhóm khác đặt câu hỏi (nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý). – GV chốt đáp án – HS theo dõi 5
  6. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV tổng kết giờ học. – HS theo dõi NGHỈ GIỮA GIỜ TIẾT 1 VÀ TIẾT 2 LUYỆN TẬP – VẬN DUNG Hoạt động 4. Đề xuất ý tưởng và cách làm thuyền buồm Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng làm mô hình thuyền buồm chạy bằng sức gió Cách tiến hành: a. Dựa vào tiêu chí của nhóm hãy thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm mô hình thuyền buồm. – GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS. – HS lập nhóm theo yêu cầu – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý tưởng làm mô – HS thảo luận nhóm hình thuyền buồm theo các tiêu chí của nhóm: – Đại diện nhóm chia sẻ ý (GV có thể đặt câu hỏi gợi ý: tưởng làm mô hình thuyền Vật liệu để làm mô hình thuyền buồm là gì? buồm Cấu tạo của mô hình thuyền buồm: gồm mấy bộ phận. Gợi ý: Dùng xốp làm thân thuyền, giấy màu làm cánh buồm, ống hút làm cột buồm. Mô hình thuyền buồm: Gồm thân thuyền, cánh buồm và cột buồm.) – GV mời các nhóm khác nhận xét, góp ý để nhóm hoàn thiện ý – Nhóm khác nhận xét, góp tưởng. ý để nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng – GV nhận xét, chữa bài và tổng kết hoạt động. – HS theo dõi b. Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm mô hình thuyền buồm 6
  7. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý tưởng và đề xuất – HS thảo luận nhóm giải pháp làm sản phẩm. – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành – HS hoàn thành phiếu học tập số 4 – GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. – Đại diện các nhóm lên trình bày – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung – GV cho các nhóm điều chỉnh phương án nếu cần. – HS điều chỉnh nếu cần – GV tổng kết hoạt động chuyển sang hoạt động tiếp theo. – HS theo dõi Hoạt động 5. Làm mô hình thuyền buồm Mục tiêu: HS làm và thử nghiệm được mô hình thuyền buồm. Cách tiến hành: a) GV cho HS lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù hợp với ý tưởng – HS lựa chọn dụng cụ và vật của nhóm đã chọn. liệu phù hợp với ý tưởng của nhóm đã chọn. – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách Bài học STEM 5, – HS làm việc nhóm để làm trang 29 để HS tham khảo . sản phẩm – GV lưu ý HS: Sản phẩm tạo ra có thể nổi được trên mặt nước, và di chuyển được khi có gió. – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ khi cần. – Các nhóm thực hành làm sản phẩm – Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu các nhóm thử nghiệm: – HS thử nghiệm sản phẩm, + Mô hình có nổi được trên mặt nước không? Khi có gió, mô điều chỉnh sản phẩm theo hình thuyền buồm có di chuyển không? các tiêu chí. + Các nhóm thử nghiệm vài lần: HS điều chỉnh để đảm bảo các tiêu chí của sản phẩm. – GV tổng kết hoạt động. Hoạt động 6. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm Mục tiêu: HS giới thiệu được quy trình, vật liệu và những thuận lợi, khó khăn khi làm mô hình thuyền buồm. Cách tiến hành: – GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm – HS trưng bày sản phẩm 7
  8. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV cho HS thảo luận, tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình – HS tự đánh giá sản phẩm vào phiếu đánh giá (phụ lục). của nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm. – Đại điện nhóm giới thiệu Gợi ý: sản phẩm Quy trình làm mô hình thuyền buồm: làm thân thuyền trước sau đó làm cánh buồm và các cột buồm. – Vật liệu sử dụng để làm các bộ phận của mô hình: thân thuyền làm bằng xốp, cánh buồm làm bằng giấy màu, cột dùng ống hút. – HS đến tham quan sản phẩm có thể đề nghị được sử dụng mô hình thuyền buồm cho xuống nước xem mô hình có nổi được không. – HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn sau khi quan sát, nghe – HS đánh giá sản phẩm của thuyết minh và thử nghiệm với mô hình thuyền buồm vào phiếu nhóm bạn. đánh giá (phụ lục). – GV tổng kết hoạt động. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng: mô hình thuyền buồm làm minh hoạ cho các giờ học. – GV khen ngợi nhóm HS tốt tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học. 8