Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 4: Mạch điện đơn giản
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 4: Mạch điện đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_4_mach_dien_don_gian.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 4: Mạch điện đơn giản
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY - BÀI HỌC STEM 5 BÀI 4: MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN Thời gian thực hiện: 02 tiết Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Mạch điện đơn giản (môn Khoa học) – Tuần 9: Bài 9. Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện, vật cách điện – Sách KNTT – Tuần 9: Bài 7. Mạch điện đơn giản – Sách CTST – Tuần 9: Bài 7. Năng lượng điện – Sách CD Mô tả bài học: Tìm hiểu về cấu tạo và cách làm việc của mạch điện đơn giản, vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, từ đố lựa chọn được vật liệu phù hợp để làm được đèn trung thu. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học chủ Môn chủ – Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật đạo đạo: Khoa cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường học gặp. – Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện. Môn học tích Môn tích – Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công hợp hợp: Công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình nghệ sáng tạo. – Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – Mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc, bóng đèn. – Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp. – Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện. 1
- – Đề xuất được ý tưởng làm đèn trung thu. – Lựa chọn được vật liệu và tiến hành làm được đèn trung thu bằng những dụng cụ đơn giản. Cơ hội hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung: – Tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao. – Giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, trình bày kết quả làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập – Phiếu đánh giá theo nhóm 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Bộ lắp mạch điện đơn 1 hộp/nhóm giản 2 Kéo 1 cái/nhóm 3 Dây dẫn điện 4 đoạn/nhóm 4 Giấy nhôm 1 cuộn/nhóm 5 Pin nút 3V CR2032 1 viên/nhóm 6 2 Pin AA 1,5V và hộp 1 bộ / nhóm pin 2
- 7 Đèn led và đèn 1 cái/nhóm vonfram 8 Băng keo điện 2 cm 1 cuộn/nhóm 9 Ống hút (dài 20 cm) 5 cái/nhóm 10 Kẹp giấy tam giác 3 cái/nhóm 11 Băng keo trang trí 1 cuộn/nhóm 12 Bút màu 1 hộp/1 nhóm 13 Giấy màu 10 tờ/nhóm 14 Giấy bóng kính 4 tờ/ nhóm 15 Đất nặn khô 1 gói/nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. * Khởi động: 2. – GV hỏi: Đố các con biết, sắp tới sẽ đến – HS trả lời: Tết trung thu dịp lễ gì mà chúng mình rất mong đợi nhỉ? 3
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3.– GV dẫn dắt: Khi nhắc tới tết trung thu, – HS hát múa theo nhạc. chúng ta nhớ đến ngay bài hát: Rước đèn trung thu. Vậy trước khi vào bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau hát bài: Rước đèn trung thu nhé. – GV đặt vấn đề: Trong bài hát vừa rồi, – HS trả lời. chúng ta đã nhắc đến Tết Trung thu. Đây là một lễ hội truyền thống quan trọng và đầy màu sắc của người dân Việt Nam. Tết Trung thu là dịp để các thế hệ gia đình sum họp, chia sẻ niềm vui cùng nhau. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hằng năm, người Việt tổ chức rất nhiều các hoạt động. Ai có thể kể cho cô và các bạn biết, dịp trung thu có các con tham gia các hoạt động gì? (Trong ngày Tết trung thu, con được tham gia các hoạt động: + Rước đèn + Múa lân + bày cỗ + Làm đồ chơi trung thu + Ngắm trăng + Chơi trò chơi dân gian + Hát trống quân + ) – Trong các hoạt động đó, con thích nhất – HS trả lời lần lượt theo ý thích. hoạt động nào? – Vì sao con lại thích rước đèn? – HS trả lời. 4
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV dẫn dắt: Đêm trung thu, các bạn thiếu – HS lắng nghe. nhi mang theo những chiếc đèn sáng lấp lánh rong ruổi khắp ngõ xóm, phố phường cùng tiếng hát ngân nga khiến cho đêm trung thêm rộn rã. Rước đèn mang lại niềm vui cho thiếu nhi và trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đêm hội trông Trăng đấy. – GV đặt câu hỏi: – HS trả lời. + Vậy các con có muốn tự mình làm một chiếc đèn trung thu không? + Theo các con, tiêu chí đầu tiên của một chiếc đèn trung thu là gì? + Nếu để đèn cứ chiếu sáng mãi được không nhỉ? + Các bạn thiếu nhi hầu như ai cũng từng tham gia rước đèn. Vậy khi sử dụng, đèn trung thu cần đảm bảo yêu cầu gì? – GV chốt tiêu chí: – HS lắng nghe. 1. Đèn có thể phát sáng và có thể bật/tắt dễ dàng. 2. Các bộ phận của đèn được gắn với nhau một cách chắc chắn, gọn gàng. 3. Đèn đảm bảo an toàn khi sử dụng 4. Đèn được trang trí hài hòa, đẹp mắt – GV từ tiêu chí trên, cô mời các nhóm thảo – HS thảo luận nhóm và đưa ra tiêu luận và đưa ra tiêu chí của nhóm mình nhé! chí. 5
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV mời đại diện các nhóm lên trình bày – Đại diện các nhóm lên trình bày. tiêu chí của nhóm. Mời các nhóm khác nhận xét góp ý bổ sung. – GV cho các nhóm điều chỉnh tiêu chí nếu – Các nhóm điều chỉnh tiêu chí nếu cần. cần. – GV chốt: Như vậy, các con đã đưa ra được – HS nhắc lại. các tiêu chí của một chiếc đèn trung thu. Cô mời 1 bạn nhắc lại. – GV chuyển ý: Các con ạ, để thiết kế một đèn trung thu theo yêu cầu đã đề ra thì chúng ta cùng nhau đi khám phá chiếc đèn lồng. Cô mời các con cùng đến với hoạt động tiếp theo: KHÁM PHÁ CẤU TẠO CỦA ĐÈN TRUNG THU II – KHÁM PHÁ Hoạt động 1. Khám phá cấu tạo của đèn trung thu – GV đặt câu hỏi: Bạn nào kể giúp cô tên – HS trả lời. các bộ phận chính của đèn trung thu. (tay cầm, nguồn điện, dây điện, công tắc) – Cô mời các con quan sát lên màn hình. – HS quan sát. Cô có một chiếc đèn trung thu. Bạn nào lên bảng gắn tên các bộ phận giúp – HS lên gắn bảng. cô nào? (GV làm bảng phụ) – GV chiếu slide chốt: Cấu tạo đèn trung – HS theo dõi. thu. 6
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV đặt câu hỏi: Trong các bộ phận này, – HS trả lời. bộ phận nào giúp đèn trung thu có thể chiếu sáng được? – GV dẫn dắt: – HS lắng nghe. + Đúng rồi đấy các con ạ. Đèn trung thu lung linh trong đêm nhờ bộ phận thắp sáng bằng nến và bóng đèn. Tuy nhiên đèn trung thu thường được làm từ những vật liệu dễ cháy, bây giờ người ta không còn sử dụng nến mà thay vào đó chính là các mạch điện đơn giản để đảm bảo an toàn. + Bộ phận thắp sáng sẽ được cấu tạo như thế nào? Chúng mình cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2. Tìm hiểu về mạch điện chiếu sáng đơn giản a. Tìm hiểu về các thành phần của mạch điện thắp sáng đơn giản – GV đặt câu hỏi: Theo các con thì mạch – HS trả lời. điện thắp sáng cơ bản sẽ gồm những bộ phận nào? (Mạch điện thắp sáng đơn giản bao gồm 4 thành phần. 1. Nguồn điện 2. Công tắc 3. Đèn 4. Dây dẫn) – GV: Cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bộ – HS lắng nghe. mạch điện thắp sáng đơn giản. Để khám phá hoạt động của mạch điện và chức năng của 7
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS mỗi bộ phận trong mạch điện, các con cùng thảo luận nhóm 6 để hoàn thành phiếu thảo luận số 1 cô đã phát cho các nhóm trưởng lúc đầu giờ. Mời 1 HS đọc nội dung phiếu thảo luận 1. – GV: Trong quá trình thảo luận có phần thực hành các con lưu ý: Trong bộ mạch – HS quan sát. điện có kí hiệu dấu + / – Trên các viên pin cũng có kí hiệu dấu + – . Đầu có dấu cộng là cực dương, đầu có dấu trừ là cực âm. Khi lắp pin, các con cần lắp đúng vị trí quy ước: cực dương lắp vào vị trí dấu +, cực âm lắp vào dấu + Ngoài ra, đèn cũng có kí hiệu cực âm/cực dương. Các con chú ý khi thực hiện các thao tác. 8
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV mời một bạn đọc cho cô các nhiệm vụ cần thảo luận. – Các con hãy thực hiện theo phiếu học – HS đọc. tập. Thời gian thảo luận là 7 phút. – GV: Thời gian thảo luận đã hết. Bây giờ – HS thực hiện. cô mời các con quan sát mạch điện thắp sáng đơn giản. Sau khi cùng nhau thực hành – HS trả lời. và thảo luận, chúng mình cùng nhau trả lời các câu hỏi: + Nhóm 1: 2 HS lên mang theo bộ lắp ghép Câu 1: Khi lắp mạch điện như hình thì đèn có sáng không? Câu 2: Khi đóng công tắc xuống như hình minh họa thì đèn có sáng không? Vì sao? 9
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – Mời HS nhận xét câu trả lời của bạn. – HS nhận xét. – Những nhóm nào cũng ra kết quả như – HS giơ tay. vậy? (hs giơ tay) – GV đưa một bộ mạch điện lắp sẵn: * Cô thấy các con đều đã lắp được mạch điện thắp sáng đúng yêu cầu. Bây giờ, cô có 1 mạch điện sau, hiện giờ mạch điện đã đóng công tắc mà vẫn ko sáng. Các con hãy – HS xung phong trả lời. quan sát xem nguyên nhân từ đâu nhỉ? Bạn nào xung phong lên kiểm tra. – GV lưu ý: Khi lắp mạch điện, để mạch điện thắp sáng, các con cần kết nối các bộ phận một cách chắc chắn với nhau. Mạch điện các con lắp khi thực hiện nhiệm vụ 1 chính là mạch điện hở. Còn mạch điện – HS lắng nghe. khi đèn sáng là mạch điện kín. – GV đặt câu hỏi: Vậy theo con thế nào là mạch điện hở? Thế nào là mạch điện kín? + MẠCH ĐIỆN HỞ: Không có dòng điện chạy trong mạch điện nên BÓNG ĐÈN KHÔNG SÁNG. + MẠCH ĐIỆN KÍN: Dòng điện từ nguồn – HS trả lời. điện chạy qua dây dẫn điện đến bóng đèn làm BÓNG ĐÈN SÁNG. – GV: Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo của mạch điện thắp sáng đơn giản có 4 thành phần chính. Vậy các thành phần đó có 10
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS chức năng gì? Mời 1 bạn lên trình bày ý – Đại diện HS trình bày. kiến thảo luận của nhiệm vụ 3. PHIẾU HỌC TẬP – GV CHỐT: – HS lắng nghe. – GV chúng ta vừa tìm hiểu về mạch điện đơn giản. Bạn nào có thể nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ ? – HS nhắc lại kiến thức. – GV chuyển ý: Các con vừa tìm hiểu cấu tạo mạch điện thắp sáng đơn giản, vừa biết được cách hoạt động của mạch điện đơn giản. Vậy chúng ta đã đi làm đèn trung thu – HS trả lời. được chưa? Hoạt động 3. Tìm hiểu về vật dẫn điện, vật cách điện 11
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV: Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm – HS trả lời. hiểu về cách thức hoạt động của mạch điện đơn giản. Với mạch điện như các con đã lắp, nếu cô thay bộ phận dây dẫn bằng các vật liệu khác như đoạn dây ni – lông thì liệu đèn có sáng không? – GV mời 1 HS lên thực hành thử thay thế – HS lên kiểm chứng. dây điện bằng dây nilong, quan sát kết quả và trả lời. – Theo con, vì sao đèn ko sáng? – HS trả lời. – GV: Như các con quan sát, ni – lông – HS lắng nghe và trả lời. không cho dòng điện chạy qua nên đây là vật cách điện. Bạn nào cho cô biết: Vật cách điện là vật có đặc điểm gì? – Vậy, ngược lại, theo con vật dẫn điện là gì? – Cô có thêm một số vật như kẹp giấy, giấy bìa, que đè lưỡi, giấy nhôm, thước nhựa (ống hút nhựa) (GV giơ lên) . – Vẫn với bộ lắp mạch điện các con đã có, – HS trả lời. muốn biết chúng có phải là vật dẫn điện hay không, ta làm thế nào? – GV: Cô mời các con cùng tiến hành thí – HS thực hiện theo nhóm. nghiệm theo nhóm 4 và hoàn thành phiếu thảo luận sau. Mời 1 Hs đọc nội dung phiếu thảo luận số 2. Các con lưu ý thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ như trong phiếu. – GV mời một nhóm lên thí nghiệm và báo – Đại diện nhóm lên trình bày. cáo kết quả. – HS lắng nghe. – GV cài tình huống: Dùng que gỗ hoặc ghim tam giác. (Khi thay dây điện bằng 12
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS ghim tam giác, con nhớ không để sát nhau quá, nếu không 2 cực âm và dương có thể chạm vào nhau, không đảm bảo an toàn nhé.) – HS trả lời. – GV: Bạn nào cho cô biết vì sao phần vỏ bao quanh bên ngoài của phích cắm điện hay dây dẫn điện được làm bằng nhựa cao su? – HS lắng nghe – GV CHỐT: + Vật dẫn điện thường là kim loại hoặc các loại chất lỏng. (vì vậy khi tay ướt chúng ta không nên chạm vào các thiết bị điện, tránh bị điện giật). – Đại diện 1 nhóm lên trình bày. Vật cách điện thường là các loại vật chất như nhựa, cao su, vải, giấy, gỗ khô, thường là các vật cách điện. – HS trả lời. – Liên hệ thực tế: các con quan sát, xung quanh lớp mình có vật liệu nào dẫn điện? – Vậy vật liệu nào cách điện? – HS trả lời. – Bây giờ, cô có một câu hỏi như sau: Theo con, ở điều kiện bình thường không khí cách điện hay dẫn điện? – HS nhắc lại. – GV: Qua nội dung vừa tìm hiểu, cô mời 1 bạn nhắc lại các kiến thức cần nhớ về mạch điện, vật dẫn điện và vật cách điện: – HS lắng nghe. – Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta đã biết cách để tạo ra một mạch điện đơn giản, biết lựa chọn vật liệu phù hợp để cho mạch điện hoạt động. 13
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV giảng: Sau khi cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo của chiếc đèn trung thu, hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của mạch điện đơn giản. Các con đã sẵn sàng cùng nhau làm chiếc đèn trung thu chưa? Bây giờ, cô sẽ cho các con nghỉ giải lao. Mời lớp trưởng lên cho cả lớp vận động theo nhạc với bài hát ĐIỀU KỲ DIỆU QUANH TA Hoạt đông 4. Đề xuất ý tưởng và giải pháp làm đèn trung thu – GV: Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta – HS lắng nghe và thực hiện theo yêu đã biết cách để tạo ra một mạch điện chiếu cầu. sáng đơn giản, biết lựa chọn vật liệu phù hợp để cho mạch điện hoạt động. Bây giờ, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo: Thực hành thiết kế và chế tạo đèn lồng. (Chiếu lại tiêu chí ) – Để thực hiện được hoạt động này, cô mời các con hãy cất đồ dùng, sách vở của mình. – Cô khen các nhóm cất sách vở nhanh và gọn gàng. – Mời 1 bạn nêu lại tiêu chí của đèn lồng – HS nhắc lại tiêu chí. của nhóm. – Ở hoạt động làm đèn Trung thu, chúng ta cần thực hiện những bước nào? – HS trả lời. 14
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS (Trong hoạt động này, chúng ta cần thực hiện các bước sau: 1. Xây dựng ý tưởng 2. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu 3. Chế tạo đèn lồng 4. Thử nghiệm và hoàn thiện 5. Đánh giá theo các tiêu chí) – GV chiếu bảng nguyên vật liệu đã chuẩn – HS đọc tên một số các vật liệu. bị cho từng nhóm và hỏi miệng chức năng của từng loại: Để giúp các con thuận lợi trong việc thiết kế và chế tạo một chiếc đèn lồng, cô sẽ cung cấp cho các con các vật liệu sau (chiếu slide). Mời 1 hs đọc tên các vật liệu đó. – GV: Với các vật liệu này, theo con có thể sử dụng làm bộ phận nào của đèn lồng? – HS lên nhận vật liệu. – GV mời nhóm trưởng lên nhận một bộ vật liệu và đồ dùng để chế tạo đèn lồng. – Để các nhóm chế tạo được một chiếc đèn – Học sinh đọc. trung thu đảm bảo được các yêu cầu đề ra, – HS tiến hành thảo luận và phác thảo trước hết, các con cần cần nghĩ ý tưởng ý tưởng. thiết kế và thể hiện ý tưởng đó vào giấy – HS phác thảo ý tưởng lên giấy A2 A1. Mời 1 HS đọc yêu cầu của bản thiết kế. * Yêu cầu về bản thiết kế: + Hình vẽ mô tả được hình dáng dự kiến 15
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS của đèn trung thu. + Chỉ rõ vị trí các bộ phận của mạch điện, chất liệu dự kiến sử dụng để làm từng bộ phận. trong mạch điện chiếu sáng của đèn trung thu. Ngoài việc các con sử dụng các bộ phận cô cung cấp, các con có thể sử dụng các vật liệu có sẵn trong bộ đồ dùng học tập của mình để trang trí đèn trung thu cho đẹp mắt. Thời gian làm việc là 15 phút – Các nhóm lần lượt lên trình bày. – GV: Đã hết thời gian thảo luận, mời các nhóm lên trình bày ý tưởng. – GV mời đại diện nhóm đề xuất ý tưởng. – GV đặt tình huống: Con cố định bộ phận thắp sáng bằng cách nào để thuận tiện việc bật/tắt? (GV có thể đưa ra nhiều tình huống khác để hỏi HS. Ví dụ Viên pin to hơn tay cầm thì làm thế nào? Công tắc để ở đâu để tiện bật tắt) Hoạt động 6. Làm đèn trung thu – GV: Đã có bản thiết kế, chúng ta đã có thể – HS lắng nghe. tiến hành làm đèn trung thu được rồi đấy. Các con đã sẵn sàng chưa? – Các con lưu ý: 16
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Bóng đèn có 2 chân, chân dài cực dương, chân ngắn cực âm – Các con cần đảm bảo an toàn khi sử dụng một số vật liệu sau: + Các con cần sử dụng kéo cẩn thận + Không nối 2 đầu của pin với nhau. + Chỉ nên lắp sau cùng để đảm bảo an toàn. – Các con lưu ý bám sát vào tiêu chí của đèn trung thu để lắp nhé. – HS thực hành làm đèn lồng. – Các nhóm tiến hành chế tạo và thử nghiệm sản phẩm trong thời gian 15p. – GV đi hỗ trợ các nhóm: (con định làm công tắc như thế nào? Cần sử dụng vật liệu cách điện? . Hoạt động 7. Giới thiệu và cùng bạn rước đèn trung thu * Trưng bày và báo cáo sản phẩm – GV: Chỉ trong thời gian ngắn các nhóm – HS lắng nghe. đã hoàn thành phần thực hành và thu được sản phẩm rất đẹp. Cô khen cả lớp. – GV: Bây giờ các con hãy cất gọn các đồ – HS thực hiện. dùng không cần thiết, chỉ để lại sản phẩm và đồ dùng để trưng bày. – GV: Cô mời đại diện một nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. 17
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV nhận xét sản phẩm theo các tiêu chí 1 – Đại diên các nhóm lên trình bày giới của các sản phẩm. thiệu sản phẩm. * GV góp ý chung: – HS cùng nhận xét. Cô khen các nhóm đã hoàn thành xong phần chế tạo đèn trung thu của nhóm mình. Đèn – HS theo dõi. đảm bảo được các tiêu chí đã đề ra. Đèn đã sáng, các nhóm đều rất sáng tạo khi thiết kế công tắc, các bộ phận khá chắc chắn, các mẫu đèn rất phong phú. Nhóm nào chưa xong chúng mình sẽ hoàn thành tiếp vào cuối giờ. Khi đã có bản thiết kế chi tiết thì cô tin các con sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bây giờ, chúng mình hãy bình chọn cho chiếc đèn mình yêu thích nhé. – GV hỏi lần lượt từng sản phẩm. * GV chốt chúng: – Nhờ bàn tay khéo léo, các con đã thiết kế – HS cùng đánh giá. và tự làm được những chiếc đèn trung thu đầy màu sắc, độc đáo và ý nghĩa. – Cô khen cả lớp mình. – Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau tham gia rước đèn bằng chính những chiếc đèn mà chúng mình vừa hoàn thiện nhé. – HS cùng tham gia. 18
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Như vậy, chúng mình đã thực hành thiết kế – HS trả lời. được chiếc đèn lồng. Con có cảm nhận gì sau khi lắp xong đèn? III. Tổng kết – Mời các bạn cho cô biết, sau tiết học, các – HS trả lời. con biết thêm điều gì? – Vậy là chúng mình vừa trải qua một tiết học tìm hiểu về mạch điện đơn giản và các con đã biết vận dụng kiến thức vừa học để làm cho mình những chiếc đèn trung thuvô cùng xinh xắn và đáng yêu. Cô hi vọng, qua tiết học ngày hôm nay, các con sẽ biết vận dụng những đồ vật dễ kiếm, đơn giản xung quanh mình để làm thành những vật dụng có ích nhé. – Cô khen các con ngày hôm nay đã học bài rất tốt. Nhiều bạn hăng hái phát biểu, nhiều bạn sáng tạo, tích cực trong phần thảo luận nhóm. Chúng mình cùng thưởng cho mình 1 tràng pháo tay nào. 19