Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 3: Biến đổi chất
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 3: Biến đổi chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_3_bien_doi_chat.docx
BH STEM 5_BÀI 3_Biến đổi chất_PBT.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 3: Biến đổi chất
- BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 3: BIẾN ĐỔI CHẤT (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Biến đổi chất (môn Khoa học) – Tuần 8: Bài 5. Sự biến đổi hoá học của chất – Sách KNTT – Tuần 8: Bài 4. Biến đổi chất – Sách CTST – Tuần 8: Bài 4. Sự biến đổi hoá học của chất – Sách CD Mô tả bài học: Bài học này giúp HS thực hiện một số thí nghiệm biến đổi về chất hoặc thí nghiệm ngâm vỏ trứng trong giấm và sử dụng i–ốt để nhận biết tinh bột; vận dụng kiến thức về sự biến đổi chất để viết, giải mã bức thư viết bằng mực tàng hình. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học chủ Môn khoa Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi đạo học với cuộc sống về biến đổi hoá học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy, ). Môn học tích Toán Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng để hợp thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán với các đơn vị đo đại lượng và tiền tệ đã học. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT –Thực hiện một số thí nghiệm biến đổi về chất. – Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế và cách sử dụng “Mực tàng hình” – Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động thảo luận nhóm, đề xuất ý tưởng và tạo sản phẩm “mực tàng hình”. – Thể hiện được phẩm chất trung thực, trách nhiệm khi tham gia hoạt động nhóm tạo sản phẩm: “Mực tàng hình” và các hoạt động khác. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV 1
- – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Giấy trắng 5 tờ 2 Tăm bông 5 chiếc 3 Phong bì 5 chiếc 4 Quả chanh 2 quả 5 Diêm 1 bao 6 Cốc nhựa 1 cái 7 Mẩu bim bim Mẩu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức GV mời HS xem video “Mực tàng hình” – HS xem video. KHỞI ĐỘNG (XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ) Hoạt động 1. Trò chơi: NHÀ TÌNH BÁO ĐẠI TÀI Mục tiêu: HS nhận diện được mực tàng hình Cách tiến hành: – GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS. – HS thực hiện chia nhóm. – GV yêu cầu HS: a. Đóng vai nhà tình báo thực hiện các nhiệm – HS đọc thông tin trong sách vụ sau: trang 16, 17 Bài học STEM lớp 5. Đọc thông tin, trình bày cách viết mật mã và cách giải mật mã trong thư (trang 16, 17 sách Bài học STEM lớp 5). – GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS – HS hoàn thành phiếu học tập số thảo luận nhóm hoàn thành phiếu. 1 2
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV mời đại diện các nhóm lên trình bày – HS trình bày. phiếu học tập của nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi (nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý). – GV nhận xét chữa bài và chuyển sang ý b. b. Nêu lợi ích của việc sử dụng mực tàng hình – HS theo dõi. trong đời sống ngày nay. – GV mời đại diện nhóm lên trả lời. – HS lên trả lời. – GV chốt nội dung: Một số lợi ích của mực – HS theo dõi. tàng hình: + Sử dụng trong nghệ thuật. + Sử dụng để in các phần của hình ảnh hoặc câu đố trong sách trẻ em + Dùng đánh dấu các vật dụng giá trị đề phòng trộm cắp. + Sử dụng trong máy in phun. – GV đặt câu hỏi và mời HS trả lời nhanh: – HS trả lời + Làm thế nào để tạo ra được mực tàng hình? + Vậy các em có muốn dùng mực tàng hình để tạo ra một bức thư bí mật không? + Để tạo bức thu bí mật, theo các em cần có những tiêu chí gì? – GV chốt lại tiêu chí: – HS theo dõi + Sử dụng các dụng cụ đơn giản để tạo ra mực tàng hình. + Viết và giải mã được bức thư viết bằng mực tàng hình. – GV yêu cầu HS: Từ các tiêu chí trên, hãy – HS thảo luận nhóm thảo luận để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của nhóm em. 3
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV mời đại diện một vài HS các nhóm nêu – HS nghe tiêu chí của nhóm bạn tiêu chí sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm và nhận xét, góp ý bổ sung (nếu khác nhận xét, góp ý bổ sung. có). – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và – HS theo dõi. chuyển sang hoạt động tiếp theo: Trước khi tạo mực tàng hình để viết thư, chúng mình cùng tìm hiểu biến đổi hoá học của chất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày nhé! HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2. Biến đổi hoá học Mục tiêu: HS xác định được quá trình biến đổi hoá học làm cho màu, mùi, vị, độ cứng, của vật thay đổi so với các chất ban đầu. – GV yêu cầu các nhóm: Chuẩn bị các vật liệu – HS chuẩn bị vật liệu. sau: hộp diêm, mẩu giấy, mẩu bim bim. – GV phát phiếu học tập số 2 và hướng dẫn HS – HS theo dõi. thực hiện các bước thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm biến đổi hoá học – HS quan sát và ghi chép thông của các chất tin trong quá trình làm thí Bước 1: Dùng tay sờ vào mẩu giấy, que diêm nghiệm. và mẩu bim bim. Nhận xét về màu các vật đó, cảm giác về sự cứng, mềm của các vật. Bước 2: Bật que diêm đốt lần lượt mẩu giấy, mẩu bim bim rồi để nguội. Sau đó dùng tay sờ vào mẩu giấy, que diêm và mẩu bim bim đã bị đốt. Nhận xét về màu các vật khi đó, cảm giác – HS theo dõi và thực hiện. về sự cứng, mềm của các vật. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học – HS trình bày. tập của nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi (nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý). 4
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV nhận xét, chữa bài – HS theo dõi. Hoạt động 3. Nhận biết sự biến đổi hoá học Mục tiêu: HS nhận biết được sự biến đổi hoá học trong những trường hợp cụ thể. Cách tiến hành: – GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS – HS hoàn thành phiếu học tập số thảo luận nhóm hoàn thành phiếu. 3. – GV mời đại diện nhóm lên trình bày phiếu – HS trình bày. học tập của nhóm. Các nhóm khác đặt câu hỏi (nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý). – GV chốt đáp án – HS theo dõi. Trường hợp biến đổi hóa học: đốt củi, cây nến đang cháy, đun bếp gas, đinh sắt bị gỉ, bắn pháo hoa. Trường hợp không phải là biến đổi hóa học: luộc rau, uốn thanh sắt, nung thanh sắt. Lưu ý: Đun bếp ga là biến đổi hoá học vì gas cháy tạo ra chất khác, nhưng đun nước không phải là biến đổi hoá học. – GV tổng kết giờ học. – HS theo dõi. NGHỈ GIỮA GIỜ TIẾT 1 VÀ TIẾT 2 LUYỆN TẬP – VẬN DUNG Hoạt động 4. Đề xuất ý tưởng và cách làm mực tàng hình Mục tiêu: HS nêu được ý tưởng và cách làm mực tàng hình Cách tiến hành: 5
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Dựa vào tiêu chí của nhóm hãy thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm mục tàng hình – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và chia – Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng sẻ ý tưởng làm mực tàng hình theo các tiêu chí làm mực tàng hình. mà nhóm đã đề xuất. GV có thể đặt câu hỏi gợi ý: Vật liệu để làm mực tàng hình là gì? (sữa, chanh) – GV mời các nhóm khác nhận xét, góp ý để – Nhóm khác nhận xét, góp ý để nhóm hoàn thiện ý tưởng. nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng. – GV nhận xét, chữa bài và tổng kết hoạt động. – HS theo dõi. b. lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm mực tàng hình – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn – HS thảo luận nhóm. ý tưởng và đề cách làm sản phẩm. – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS – HS hoàn thành phiếu học tập số hoàn thành. 4. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động chuyển sang hoạt – HS theo dõi. động tiếp theo. Hoạt động 5. Làm "mực tàng hình" Mục tiêu: HS thực hiện được làm mực tàng hình và viết thư theo cách của mình Cách tiến hành: a. GV cho HS lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù – HS lựa chọn dụng cụ và vật liệu hợp với ý tưởng của nhóm đã chọn. phù hợp với ý tưởng của nhóm đã chọn. – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách – HS làm việc nhóm để làm sản trang 19 để HS tham khảo. phẩm. 6
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Lưu ý: GV có thể cho HS làm theo nhóm để tạo mực tàng hình và mỗi bạn sẽ viết một bức thư cho riêng mình. – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp – Các nhóm thực hành làm sản và hỗ trợ khi cần. phẩm. – Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu: – HS thử nghiệm sản phẩm, điều + Kiểm tra xem có viết và giải mã được bức chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí. thư viết bằng mực tàng hình không + Điều chỉnh để đảm bảo các tiêu chí của sản phẩm. – Khuyến khích HS trong quá trình thử nghiệm mực tàng hình làm xuất hiện thông điệp nhanh và chính xác. – GV tổng kết hoạt động Hoạt động 6. Tham gia trò chơi và giới thiệu sản phẩm Mục tiêu: HS viết được báo cáo về sản phẩm của nhóm Cách tiến hành: a. Tham gia trò chơi: – GV phổ biến luật chơi: – HS theo dõi Cả lớp bỏ hết phong bì của mình vào một hộp kín, từng HS lên bốc ngẫu nhiên rồi mở phong bì và sử dụng diêm để hơ nóng tờ giấy làm lộ tên và thông điệp của bạn. Viết tên và thông điệp của bạn ra một tờ giấy rồi lại đóng phong bì cho vào thùng. Bạn nào làm xuất hiện thông điệp nhanh và chính xác là người thắng cuộc – GV mời HS chơi trò chơi – HS chơi trò chơi – Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương người thắng cuộc b. Trưng bày giới thiệu: mực tàng hình 7
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản – HS trưng bày sản phẩm phẩm – GV mời HS tham quan sản phẩm của các – Đại diện nhóm giới thiệu sản nhóm, theo gợi ý: phẩm + Tạo được mực tàng hình + Tạo được bức thư bí mật và giải mã được bức thư của bạn. + Sử dụng được thành thạo các công cụ thí nghiệm. – HS đến tham quan sản phẩm có thể đề nghị được sử dụng mực tàng hình để viết thông điểm bí mật và giải mã được thư đó. – GV cho HS thảo luận, tự đánh giá sản phẩm – HS tự đánh giá sản phẩm của của nhóm mình vào phiếu đánh giá. nhóm. – HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn sau khi – HS đánh giá sản phẩm của quan sát, nghe thuyết minh và thử nghiệm với nhóm bạn. mực tàng hình vào phiếu đánh giá (phụ lục). – GV tổng kết hoạt động. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng mực tàng hình vào các trò chơi khác. – GV khen ngợi nhóm HS tốt tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học. 8