Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 15: Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 15: Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_15_cam_nang_cham_soc_suc_kho.docx
BH STEM 5_Bài 15_Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì_PBT.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 15: Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì
- BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 15: CẨM NANG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TUỔI DẬY THÌ (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì (môn Khoa học) – Tuần 28: Bài 25. Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì – Sách KNTT – Tuần 28: Bài 25. Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì – Sách CTST – Tuần 28: Bài 17. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì – Sách CD Mô tả bài học: Nêu được một số việc làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì kết hợp với kĩ năng mĩ thuật tạo được cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học khoa học – Nêu và thực hiện được những việc cần làm để chăm chủ đạo sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. – Giải thích được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Môn học Mĩ thuật Lựa chọn, phối hợp được vật liệu khác nhau để thực tích hợp hành, sáng tạo. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – Nêu được một số việc làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì. Kết hợp kĩ năng mĩ thuật tạo được cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế và cách sử dụng cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì. Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thảo luận nhóm, tạo sản phẩm cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì. Thể hiện được phẩm chất trung thực khi tham gia hoạt động nhóm tạo cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì. 1
- II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Giấy màu 15 tờ 2 Kéo 1 cái 3 Keo dán 1 lọ 4 Bút màu 1 hộp 5 Bút chì 1 cái 6 Dây duy băng 1 cuộn 7 Băng dính 1 cuộn Các tranh ảnh về bảo vệ và 8 Tranh ảnh chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức – GV cho HS xem video. – HS xem theo video. – GV đặt câu hỏi: Qua video, em hãy nêu cách chăm – HS trả lời. sóc cơ thể tuổi dậy thì. – GV khen thưởng HS có câu trả lời đúng. – HS theo dõi. KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) Hoạt động 1. Chia sẻ những việc làm để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bản thân Mục tiêu: HS nêu được những việc làm để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bản thân. Cách tiền hành: 2
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo – HS hoàn thành phiếu học luận nhóm hoàn thành phiếu. tập số 1. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS lên trình bày. mình. – GV cho các nhóm đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. a. Em đã làm những việc gì để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bản thân hằng ngày: + Ngủ sớm, dậy sớm: • Dễ ngủ hơn. • Phát triển chiều cao. • Thông minh hơn và khoẻ mạnh hơn. • Học tập tốt hơn. • Tăng hiệu suất làm việc. • Thúc đẩy sự tập trung tốt hơn. + Tập thể dục, thể thao: • Kiểm soát cân nặng. • Phòng bệnh ngừa tật. • Tăng cường năng lượng. • Giúp làn da khoẻ mạnh. • Tốt cho cơ bắp và xương. • Cải thiện chức năng não, trí nhớ và tư duy. • Vui vẻ và hoà nhập. + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: • Tắm, gội. • Vệ sinh răng miệng. • Rửa mặt. • Vệ sinh mắt. 3
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS • Vệ sinh tại mũi họng. • Giữ gìn vệ sinh xung quanh em. + Ăn uống lành mạnh: • Ăn đầy đủ nhóm thực phẩm. • Không nên ăn thức ăn mặn. • Tăng cường năng lượng. • Hạn chế ăn đường. • Chế độ ăn vừa phải chất béo. • Ăn nhiều rau, củ, quả. • Uống đủ nước mỗi ngày. • Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. b. Trong những việc làm đó, việc làm nào em đã thực hiện để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ khi bước vào tuổi dậy thì? Ví dụ: Ngủ sớm, dậy sớm, ăn uống lành mạnh, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, – GV chốt nội dung: Việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ – HS theo dõi. khi bước vào tuổi dậy thì là vô cùng quan trọng. – GV nêu nhiệm vụ bài học: Chúng ta cùng xây dựng – HS theo dõi. cẩm nang để luôn nhắc nhở chúng ta trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì nhé! – GV đặt câu hỏi: Để xây dựng cẩm nang chăm sóc – HS trả lời. tuổi dậy thì, chúng mình cần những tiêu chí gì? – GV chốt: Cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy – HS theo dõi. thì” phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có các thông tin chi tiết về việc chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì. + Có hình ảnh thể hiện những việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì. + Nội dung trình bày rõ ràng, khoa học. + Vật liệu dễ kiếm, dễ sử dụng. – GV yêu cầu các nhóm HS, từ tiêu chí trên, hãy thảo – HS thảo luận để xây luận để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của nhóm dựng tiêu chí sản phẩm 4
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS mình. cho nhóm mình. – GV mời đại diện các nhóm nêu tiêu chí sản phẩm – HS nghe tiêu chí của của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ nhóm bạn và nhận xét, góp sung. ý bổ sung (nếu có). – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và chuyển sang – HS theo dõi. hoạt động 2: Chúng ta cùng tìm hiểu những việc tham để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, thể chất, tinh thần tuổi dậy thì. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2. Tìm hiểu những việc làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần tuổi dậy thì Mục tiêu: HS xác định được những việc làm để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần tuổi dậy thì. Cách tiến hành: – GV phát phiếu học tập số 2. – HS hoàn thành các câu – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu. hỏi trong phiếu. GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời. sung (nếu có). GV nhận xét, chữa bài – HS theo dõi. + Câu a: nêu một số dấu hiệu của tuổi dậy thì: Cao lớn hơn, mặt nổi mụn, vỡ giọng (nam), ngực phát triển, mọc lông: râu, ria mép (nam), nách, chân Kinh nguyệt (nữ), bộ phận sinh dục lớn hơn (nam). – GV đặt câu hỏi: Xác định những việc làm để chăm – HS thảo luận nhóm. sóc, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì trong tranh tình huống, trang 72 sách Bài học 5
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS STEM lớp 5. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời sung (nếu có). – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. + Tình huống 1: Ôi sao dạo này mình nhiều mụn quá! Nguyên nhân: • Do nội tiết tố thay đổi. Giải pháp • Rửa mặt sạch sẽ, có thể sử dụng sữa rửa mặt theo chỉ định của bác sĩ. • Uống đủ nước mỗi ngày. • Điều chỉnh chế độ ăn. + Tình huống 2: Gần đây tớ rất hay cáu gắt với mọi người trong nhà. Nguyên nhân: • Do sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính bắt đầu hình thành khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Giải pháp: • Giao tiếp thường xuyên, cởi mở và chân thành với mọi người xung quanh. • Trang bị thông tin về các rối loạn tâm sinh lí tuổi dậy thì. • Tham gia những hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. + Tình huống 3: Mỗi lần đến tháng là mình lại đau 6
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS bụng quá. • Là hiện tượng sinh lí bình thường. • Là dấu hiệu sắp dậy thì của con gái. Chăm sóc •Vệ sinh vùng kín thường xuyên và thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần. • Sử dụng thuốc giảm đau theo ý kiến của bác sĩ. • Dùng khăn ấm chườm nóng lưng, bụng. • Ưu tiên sử dụng các loại hoa quả, rau xanh. + Tình huống 3: Thức đêm chơi điện tử Tác hại • Có khả năng trở nên hung hăng, vi phạm quy định, quy tắc và có các hành vi xa lánh xã hội. • Não bộ chậm phát triển, gây suy giảm trí nhớ. • Sức khoẻ giảm sút, mệt mỏi, lão hoá da, mọc mụn. Giải pháp • Chỉ chơi điện tử khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. • Vận động, tập thể dục, thể thao. • Tham gia các hoạt động xã hội. – GV tiếp tục đặt câu hỏi: Chia sẻ thêm về những – HS theo dõi. việc làm khác để chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì theo gợi ý ở trang 72 sách Bài học STEM lớp 5. 7
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – HS thảo luận nhóm. GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời. sung (nếu có). GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. + Chế độ sinh hoạt: Vận động hàng ngày, sinh hoạt đúng giờ, khoa học. + Tập luyện thể dục, thể thao: Tăng cường vận động, chơi một hoặc nhiều môn thể thao. + Chế độ ăn uống: Dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh. Không dùng chất kích thích. + Sự hỗ trợ của người thân: Cha mẹ là người bạn tốt của con để giúp định hướng vượt qua những “khủng hoảng” của tuổi dậy thì. GV yêu cầu HS: Em hãy trao đổi với bạn về những – HS theo dõi. việc cần tránh khi chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – HS thảo luận nhóm. GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời. sung (nếu có). GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. + Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma tuý, + Vệ sinh không sạch sẽ + Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm. + Thức khuya + Lười vận động + Ăn uống tùy ý, ăn mặn, nhiều đường GV tổng kết hoạt đông chuyển sang hoạt động sau. – HS theo dõi. 8
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3. Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì – GV phát phiếu học tập số 3. – HS hoàn thành phiếu. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trình bày, các nhóm khác – HS trả lời đặt câu hỏi (nếu có). – GV nhận xét và chữa bài: – HS theo dõi. + Tình huống 1: Muộn quá rồi mà mình chưa rửa mặt. Sáng mai dậy rửa sau vậy. Tác hại: Da tích tụ dầu thừa, bụi bẩn gây ra mụn, thậm chí viêm da do vi khuẩn. Da lão hoá nhanh do lỗ chân lông tắc nghẽn khiến da mất đi độ đàn hồi, dễ xuất hiện nếp nhăn, đẩy nhanh tốc độ lão hoá. + Tình huống 2: Nước ao bẩn vậy mà các cậu cũng tắm à? Tác hại: Nhiễm giun, sán. Nhiễm các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa – GV đặt tiếp câu hỏi: Liệt kê những lợi ích của việc – HS thảo luận nhóm. giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì mà em biết và thảo luận về những điều đó. GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – Đại diện HS lên trả lời. sung (nếu có) – GV nhận xét, chữa bài – HS theo dõi. + Có một cơ thể sạch sẽ và khoẻ mạnh. + Tinh thần lạc quan, vui vẻ, hoà đồng. + Tự tin hơn khi tiếp xúc với bất kì ai cũng như tránh được các bệnh khác có liên quan. + Tạo thói quen tốt khi đã trưởng thành. – GV tổng kết giờ học: Vệ sinh ở tuổi dậy thì là một – HS theo dõi. việc làm cần thiết để bảo vệ sức khoẻ thể chất và 9
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS tinh thần của chúng ta. TIẾT 2 THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 4. Đề xuất ý tưởng và cách làm cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng và cách làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì. Cách tiến hành: a. Dựa vào tiêu chí của nhóm, thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì – GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ về ý – HS thảo luận nhóm. tưởng của nhóm làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì. – GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý: – HS theo dõi. + Sản phẩm gồm những bộ phận nào? + Nhóm sử dụng vật liệu gì để làm sản phẩm? + Cách làm sản phẩm như thế nào? + Công dụng của sản phẩm là gì? – GV mời các nhóm khác góp ý để hoàn thiện ý – Nhóm khác nhận xét, tưởng. góp ý để nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng. b. Lựa chọn ý tưởng, đề xuất cách làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì theo gợi ý: – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý – Thảo luận nhóm. tưởng, đề xuất giải pháp làm sản phẩm – GV mời đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng của nhóm – HS trình bày phương án nhóm lựa chọn – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu học thành. tập số 4. 10
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – HS trình bày kết quả Gợi ý: phiếu học tập số 4. + Cách làm cẩm nang (gấp, cắt, xé, dán, ). + Vật liệu sử dụng: giấy, bìa, màu, + Nội dung chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì được đưa vào cẩm nang. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động: các nhóm đã lựa chọn ý – HS theo dõi. tưởng làm cẩm nang chúng ta sẽ thực hiện làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì nhé! Hoạt động 5. Làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy Mục tiêu: HS thực hiện được làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy. Cách tiến hành: a. Lựa chọn dụng cụ và vật liệu – HS lựa chọn dụng cụ và – GV yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ và vật liệu vật liệu phù hợp với phù hợp với ý tưởng của nhóm đã chọn. phương án của nhóm. b. Làm cẩm nang chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy – HS làm việc nhóm. thì – GV chiếu gợi ý các bước làm ở trang 74 sách Bài học STEM lớp 5 để HS tham khảo. Bươc 1: Làm các trang chứa nội dung. Bước 2: Làm trang bìa cẩm nang. Bước 3: Vẽ tranh hoặc gắn hình minh hoạ nội dung vào các trang. Bước 4: Trang trí hoàn thiện cẩm nang. – GV yêu cầu các nhóm thực hành làm sản phẩm. – Các nhóm thực hành làm sản phẩm. – GV luu ý HS: sản phẩm cần đảm bảo các tiêu chí – Các nhóm thực hành làm đã đề ra. sản phẩm. 11
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ – Các nhóm thực hành làm khi cần. sản phẩm. – Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS kiểm tra đối – HS điều chỉnh sản phẩm chiếu lại với tiêu chí. theo tiêu chí. – GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và – HS theo dõi. chuyển sang hoạt động sau: Em sẽ trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình nhé! Hoạt động 6. Trưng bày và giới thiệu cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì Mục tiêu: Thực hiện được việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình. Cách tiến hành: GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. – HS trưng bày sản phẩm. – GV tổ chức cho HS thảo luận tự đánh giá sản phẩm – HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình vào phiếu đánh giá (phụ lục). của nhóm. – GV mời HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm – Đại diện nhóm giới thiệu em. sản phẩm. (Giới thiệu về: • Quy trình làm cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì. • Vật liệu sử dụng để làm các bộ phận của cẩm nang. • Khó khăn và thuận lợi khi làm cẩm nang. • Thông tin đã đưa vào cẩm nang: Những việc cần làm, cần tránh hoặc cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì em sẽ thực hiện. – HS đến tham quan sản phẩm có thể đề nghị sử dụng cẩm nang để tra cứu thông tin về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì. – HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn sau khi quan 12
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS sát, nghe thuyết minh, thử nghiệm với cẩm nang – HS đánh giá sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì vào phiếu của nhóm bạn vào phiếu đánh giá. đánh giá. – GV tổng kết hoạt động: + Nhận xét ý thức làm việc của nhóm HS. + Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng cẩm nang vừa làm ra, tra cứu thông tin về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ thể chất, tinh thần tuổi dậy thì của bản thân để thực hiện. – GV khen ngợi nhóm HS làm tốt, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học theo gợi ý sau: tinh thần thái độ tham gia làm việc nhóm của HS. 13