Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 14: Ngôi nhà nhỏ tiện ích

docx 11 trang Tú Uyên 08/06/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 14: Ngôi nhà nhỏ tiện ích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_14_ngoi_nha_nho_tien_ich.docx
  • docxBH STEM 5_Bài 14_Ngôi nhà nhỏ, tiện ích_PBT.docx

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 14: Ngôi nhà nhỏ tiện ích

  1. BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 14: NGÔI NHÀ NHỎ TIỆN ÍCH (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Bài 28. Thực hành và trải nghiệm đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình – sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống Bài 51. Thực hành và trải nghiệm – sách Toán 5 – Chân trời sáng tạo Bài 78. Em vui học Toán – sách Toán 5 – Cánh diều Mô tả bài học: Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phát huy trí tưởng tượng không gian để thiết kế, chế tạo ngôi nhà nhỏ, tiện ích. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học Toán học – Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, chủ đạo thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. – Thực hiện được việc ước lượng thể tích trong một số trường hợp đơn giản. Môn học Công – Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn tích hợp nghệ giản theo hướng dẫn. Mĩ thuật Lựa chọn, phối hợp được vật liệu khác nhau để thực hành, sáng tạo. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Bài học này giúp các em: – Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. – Phát huy trí tưởng tượng không gian để thiết kế, chế tạo ngôi nhà nhỏ, tiện ích.
  2. – Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế và cách sử dụng mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. – Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động thảo luận nhóm, tạo mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. – Thể hiện được phẩm chất trung thực khi tham gia hoạt động nhóm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm HS) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Hồ dán 1 lọ 2 Dập ghim 1 chiếc 3 Kéo 1 chiếc 4 Bút màu 1 hộp 5 Giấy bìa kẻ ô vuông 10 tờ 6 Bìa màu 10 tờ 7 Bìa xốp 10 tờ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức Chơi trò chơi: Ngôi nhà của em – GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS. – HS thực hiện chia nhóm. – GV giới thiệu cách chơi: Em hãy kể tên các vật dụng – HS lắng nghe luật chơi. cần có trong một ngôi nhà nhé! – GV chiếu hình ảnh 1: Phòng khách – HS theo dõi và kể tên các GV bấm giờ. Trong vòng 1 phút, em hãy kể tên các vật vật dụng cần thiết có
  3. Hoạt động của GV Hoạt động của HS dụng cần thiết trong phòng khách. Sau 1 phút, mời đại trong phòng khách. diện các nhóm trình bày đáp án của đội. GV nhận xét và chốt đáp án. Đội nào kể được nhiều vật dụng hơn thì chiến thắng. – GV chiếu hình ảnh: Phòng bếp; Phòng ngủ; Bếp – HS trả lời. – GV khen thưởng HS có câu trả lời đúng. – HS chúc mừng bạn. KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) Hoạt động 1: Đọc thông tin sau, thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi Mục tiêu: HS thực hiện trả lời một số câu hỏi, từ đó xác định được sản phẩm cần xây dựng, tạo ra trong bài học này là mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. Cách tiền hành: – GV yêu cầu HS đọc thông tin trong trang 67, sách – HS thực hiện yêu cầu. Bài học STEM 5. – GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo – HS hoàn thành phiếu học luận nhóm hoàn thành phiếu. tập số 1. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập – HS lên trình bày. Các của mình. nhóm khác đặt câu hỏi hoặc – GV cho các nhóm đặt câu hỏi nếu có thắc mắc góp ý cho nhóm bạn. hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi và chữa bài. Câu 1: Mỗi ngôi nhà có diện tích 50 m². Hỏi diện tích của 34 ngôi nhà là bao nhiêu mét vuông? Diện tích của 34 ngôi nhà là: 50 x 34 = 1 700 (m²) Đáp số: 1 700 m2. Câu 2: Theo em, mái tôn của mỗi ngôi nhà có diện tích ít nhất khoảng bao nhiêu mét vuông? Mái tôn của mỗi ngôi nhà có diện tích ít nhất khoảng 50 m2.
  4. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Lí do: Diện tích mái bằng diện tích sàn nếu làm mái bằng, lớn hơn diện tích sàn nếu làm mái thái hoặc mái to hơn diện tích sàn. – GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm: – HS thảo luận nhóm, mô tả Hãy thử tưởng tượng về ngôi nhà nhỏ mà người dân về ngôi mà nhỏ mà người vùng tái định cư cần. dân vùng tái định cư cần. – GV mời đại diện HS trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời. Ví dụ: Ngôi sung (nếu có). nhà nhỏ mà người dân vùng tái định cư cần có thể là một ngôi nhà cấp 4, mái bằng hoặc mái thái, Trong nhà có những vật dụng cần thiết. – GV nêu nhiệm vụ trong bài học này: Chúng mình – HS theo dõi và lắng cùng thiết kế và làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích nghe. theo các tiêu chí sau nhé! Tiêu chí sản phẩm: + Ngôi nhà được thiết kế trên diện tích 50 ô vuông. + Ngôi nhà có nền nhà, mái nhà, tường nhà. + Ngôi nhà có cửa ra vào, cửa sổ và có một số vật dụng thiết yếu. + Ngôi nhà chắc chắn, cấu trúc hợp lí. – GV yêu cầu các nhóm HS, từ tiêu chí trên, hãy – HS thảo luận để xây dựng thảo luận để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của tiêu chí sản phẩm cho nhóm nhóm mình. mình. – GV mời đại diện một vài HS các nhóm nêu tiêu chí – HS nghe tiêu chí của sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, nhóm bạn và nhận xét, góp góp ý bổ sung. ý bổ sung (nếu có).
  5. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và chuyển sang – HS lắng nghe. hoạt động 2: Chúng ta cùng tìm hiểu một số kiến thức cần thiết để làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Thực hiện các hoạt động sau: Mục tiêu: HS nêu được cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của một hình cụ thể. Cách tiến hành: – GV phát phiếu học tập số 2. – HS hoàn thành các câu – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu. hỏi trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời. sung (nếu có). – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi và chữa bài. Gợi ý đáp án: Các phát biểu đúng là 2,3,7. Các phát biểu sai là 1,4,5,6. Sửa lại như sau: 1. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật đó. 4. Để tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng rồi nhân với chiều cao của hình. 5. Diện tích xung quanh hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4. 6. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6. – GV tổng kết lại cách tính diện tích xung quanh, – HS lắng nghe và theo dõi.
  6. Hoạt động của GV Hoạt động của HS diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. – GV phát phiếu học tập số 3. – HS hoàn thành phiếu. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu. GV mời đại diện HS lên trình bày, các nhóm khác – HS trả lời. đặt câu hỏi (nếu có). – GV nhận xét và chữa bài: – HS theo dõi và chữa bài. Công thức: • Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật Sxq = (a + b) × 2 × h • Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Stp = Sxq + Sđáy × 2 = (a + b) × 2 × h + 2 × a × b • Tính diện tích xung quanh của hình lập phương Sxq = S(1 mặt) × 4 = (a × a) × 4 • Tính diện tích toàn phần của hình lập phương Sxq = S(1 mặt) × 6 = (a × a) × 6 • Tính thể tích của hình hộp chữ nhật V = a. b. h = S. h (trong đó S là diện tích đáy) • Tính thể tích của hình lập phương V = a × a × a Áp dụng tính đối với 2 hình ở Hoạt động 2: • Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: Sxq = (2 + 1) × 2 × 1,5 = 9 (dm2) • Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: Stp = 9 + 2 × 1 × 2 = 13 (dm2) • Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
  7. Hoạt động của GV Hoạt động của HS V = 2 × 1 × 1,5 = 3 (dm3) • Diện tích xung quanh của hình lập phương là: Sxq = (15 × 15) × 4 = 900 (cm2) • Diện tích toàn phần của hình lập phương là: Stp = (15 × 15) × 6 = 1350 (cm2) • Thể tích của hình lập phương là: V = 15 × 15 × 15 = 3 375 (cm3) – GV tổng kết giờ học: Chúng ta đã biết cách tính – HS theo dõi. diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của ình hộp chữ nhật và hình lập phương. Tiết học sau, sau chúng ta sẽ áp dụng cách tính này để đưa ra ý tưởng và cách làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. TIẾT 2 THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 3. Đề xuất ý tưởng và cách làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích Mục tiêu: HS nêu được ý tưởng và cách làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. Cách tiến hành: a. Dựa vào tiêu chí của nhóm, thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. – GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS. – HS lập nhóm theo yêu cầu. – GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ về ý – HS thảo luận nhóm. tưởng thiết kế thực đơn của nhóm. – GV chiếu tiêu chí sản phẩm và yêu cầu nội dung – HS theo dõi. thảo luận của nhóm bám sát các tiêu chí đó. – GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý: – HS lắng nghe. + Mô hình gồm những bộ phận nào?
  8. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Nhóm sử dụng vật liệu gì để làm? + Cách làm từng bộ phận như thế nào? + – GV mời đại diện các nhóm trình bày ý tưởng làm – HS trình này ý tưởng làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích của nhóm mình, các sản phẩm của nhóm mình. nhóm khác góp ý cho nhóm bạn để hoàn thiện ý Ví dụ: Ngôi nhà có nền tưởng. nhà, mái nhà, tường nhà, có cửa ra vào, cửa sổ và một số vật dụng thiết yếu. Ngôi nhà được làm bằng giấy bìa kẻ ô vuông. Chúng em sẽ đo và cắt các bộ phận rồi lắp ghép, dán thành ngôi nhà, Nhóm khác nhận xét, góp ý để nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng. – GV lưu ý các nhóm HS thiết kế ngôi nhà trên diện – GV lắng nghe và lưu ý tích đúng bằng 50 ô vuông. Các bộ phận, vật dụng khi làm sản phẩm. trong nhà cũng thiết kế dựa trên các ô vuông đó, ví dụ: phòng khách thiết kế bằng 32 ô vuông, cửa ra vào thiết kế bằng 8 ô vuông, b. Lựa chọn ý tưởng, đề xuất cách làm mô hình ngôi nhà nhỏ tiện ích. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý – Thảo luận nhóm. tưởng, đề xuất giải pháp làm sản phẩm. – GV mời đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng của nhóm. – HS trình bày phương án nhóm lựa chọn.
  9. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu học thành. tập số 4. – GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động: các nhóm đã lựa chọn ý – HS lắng nghe. tưởng làm mô hình. Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện làm mô hình ngôi nhà nhỏ tiện ích nhé! Hoạt động 4. Làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích Mục tiêu: HS thực hiện làm được mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích. Cách tiến hành: a. Lựa chọn dụng cụ và vật liệu. – GV yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ và vật liệu – HS lựa chọn dụng cụ và phù hợp với ý tưởng của nhóm đã chọn. vật liệu phù hợp với phương án của nhóm. b. Làm mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích theo cách của nhóm em. – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách trang 69 – HS hoạt động nhóm làm sách Bài học STEM 5 để HS tham khảo. sản phẩm. Bươc 1: Thiết kế mái nhà, tường nhà, nền nhà. Bước 2: Làm cửa ra vào, cửa sổ. Bước 3: Làm một số vật dụng. Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm. – GV yêu cầu các nhóm thực hành làm sản phẩm. – Các nhóm thực hành làm – GV lưu ý HS: sản phẩm cần đảm bảo các tiêu chí sản phẩm. đã đề ra. – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ – Các nhóm thực hành làm trợ khi cần. sản phẩm.
  10. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS kiểm tra – HS điều chỉnh sản phẩm xem: theo tiêu chí. + Ngôi nhà có được thiết kế trên diện tích 50 ô vuông không? + Ngôi nhà đã có đầy đủ nền nhà, mái nhà, tường nhà, cửa ra vào, cửa sổ và một số vật dụng thiết yếu chưa? + Ngôi nhà có được thiết kế chắc chắn không, có cấu trúc hợp lí không? HS điều chỉnh để đảm bảo các tiêu chí của sản phẩm. – GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và – HS theo dõi. chuyển sang hoạt động sau. Hoạt động 5. Giới thiệu sản phẩm Mục tiêu: Thông qua việc giới thiệu mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích, các nhóm đánh giá được sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn. Cách tiến hành: – GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. – HS trưng bày sản phẩm. – GV tổ chức cho HS thảo luận tự đánh giá sản phẩm – HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình vào phiếu đánh giá (phụ lục). của nhóm. – GV mời HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm – Đại diện nhóm giới thiệu mình. sản phẩm. (Giới thiệu về: + Diện tích và chu vi nền nhà, mái nhà, cửa, + Một số vật dụng bên trong của ngôi nhà, diện tích, thể tích của chúng.
  11. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Điểm đặc biệt (thú vị) ở ngôi nhà em (nhóm em) thiết kế. – HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn sau khi quan – HS đánh giá sản phẩm sát, nghe thuyết minh vào phiếu đánh giá. của nhóm bạn vào phiếu đánh giá. – GV tổng kết hoạt động: – HS lắng nghe và rút kinh + Nhận xét ý thức làm việc của nhóm HS. nghiệm. + Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng mô hình ngôi nhà nhỏ, tiện ích để trang trí lớp học, – GV khen ngợi nhóm HS tốt tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học theo gợi ý sau: tinh thần thái độ tham gia làm việc nhóm của HS.