Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 13: Máy phát điện gió
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 13: Máy phát điện gió", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_13_may_phat_dien_gio.docx
BH STEM 5_Bài 13_Máy phát điện gió_PBT.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 13: Máy phát điện gió
- BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 13: MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Mô hình máy phát điện gió (môn Khoa học) – Tuần 23: Bài 8. Mô hình máy phát điện gió – Sách KNTT – Tuần 23: Bài 8. Mô hình máy phát điện gió – Sách CTST – Tuần 23: Bài 9. Mô hình máy phát điện gió – Sách CD. Mô tả bài học: Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của mô hình máy phát điện gió; vận dụng kĩ năng đo, ước lượng độ dài và kĩ năng mĩ thuật để tạo, lắp ráp mô hình máy phát điện gió. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học Công – Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió. chủ đạo nghệ – Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các tốc độ gió khác nhau. Môn học Khoa học Kể tên được một số phương tiện, máy móc và hoạt tích hợp động của con người sử dụng năng lượng gió. Toán học Thực hành các hoạt động liên quan đến đo và ước lượng độ dài. Mĩ thuật – Tạo được nét bằng các hình thức khác nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng và trang trí sản phẩm. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của mô hình máy phát điện gió. – Vận dụng kĩ năng đo, ước lượng độ dài và kĩ năng mĩ thuật để tạo, lắp ráp mô hình máy phát điện gió. Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế và cách sử dụng mô hình máy phát điện gió. Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thảo luận nhóm, đề xuất ý tưởng và tạo sản phẩm “mô hình máy phát điện gió”. 1
- Có cơ hội phát triển phẩm chất trung thực khi tham gia hoạt động nhóm tạo sản phẩm: “mô hình máy phát điện gió”. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Tua vít 1 cái 2 Súng bắn keo, nến 1 cái 3 Que gỗ 5 cái 4 Động cơ điện một chiều 1 chiếc 5 Bóng đèn 1 chiếc 6 Dây điện 2 sợi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức Chơi trò chơi: Giải cứu lợi khuẩn GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS. HS thực hiện chia – GV giới thiệu cách chơi: Các bạn lợi khuẩn đang bị nhóm. quái vật một mắt bắt giữ. Em hãy hoá thành siêu nhân – HS lắng nghe luật chơi. dũng cảm giải cứu các bạn ấy nhé! Câu 1: Theo WHO, trung bình một người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng bao nhiêu gam muối mỗi ngày? Đáp án: 5g/ngày (trang 57, SGK) Câu 2: Trung bình một tháng (30 ngày) một người Việt Nam đã tiêu thụ khoảng bao nhiêu gam muối? Đáp án: 12 – 15g/ngày (trang 57, SGK) 2
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu 3: Thực phẩm nào ít natri nhất? Đáp án: Thịt bò (Bảng trang 62, SGK) Câu 4: Tỉ số phần trăm của 14 và 56 bằng bao nhiêu? Đáp án: 25% Câu 5: Để làm cho nhân vật/ vật thể di chuyển em chọn thẻ nào? Đáp án: 16,1 – GV khen thưởng HS có câu trả lời đúng. – HS theo dõi. KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) Hoạt động 1. Quan sát hình ảnh tại (trang 63 SGK) và trả lời các câu hỏi sau: Mục tiêu: HS nhận diện được sự khó khăn khi không có điện hoặc mất điện. Cách tiến hành: – GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo – HS hoàn thành phiếu học luận nhóm hoàn thành phiếu. tập số 1. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS lên trình bày. mình. – GV cho các nhóm đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chữa bài: – HS theo dõi. Câu 1: Bạn nhỏ đang đọc sách trong bóng tối với một cây đèn nhỏ câu 2: Hình ảnh này thường thấy ở những nơi không có điện hoặc mất điện câu 3: Chúng ta cùng làm máy phát điện gió để có điện sử dụng khi trời tối không có điện nhé! – GV nêu nhiệm vụ trong bài học này: Chúng mình – HS theo dõi. cùng làm mô hình máy phát điện gió nhé! – GV cho HS thảo luận, nêu tiêu chí sản phẩm – HS thảo luận – GV chốt tiêu chí sản phẩm: – HS theo dõi. + Khi có gió thổi đến, mô hình hoạt động tạo ra điện 3
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS (đèn sẽ sáng). + Mô hình chắc chắn, đảm bảo tính thẩm mĩ. – GV yêu cầu các nhóm HS, từ tiêu chí trên, hãy thảo – HS thảo luận để xây luận để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của nhóm dựng tiêu chí sản phẩm mình. cho nhóm mình. – GV mời đại diện một vài nhóm nêu tiêu chí sản – HS nghe tiêu chí của phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, góp nhóm bạn và nhận xét, góp ý bổ sung. ý bổ sung (nếu có). – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và chuyển sang – HS theo dõi. hoạt động 2: Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách làm ra điện từ gió nhé! HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2. Khám phá mô hình máy phát điện gió nhé Mục tiêu: HS hiểu được cấu tạo của mô hình máy phát điện gió và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất điện. Cách tiến hành: – GV phát phiếu học tập số 2. – HS hoàn thành các câu – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu. hỏi trong phiếu. a. Tìm hiểu các bộ phận chính của mô hình máy phát – HS theo dõi. điện gió. GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Quan sát hình 1 – HS thảo luận nhóm. và gọi tên các bộ phận chính của mô hình máy phát điện gió với các từ gợi ý. GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời. sung (nếu có). GV nhận xét, chữa bài” – HS theo dõi. 4
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đáp án: b. Tìm hiểu cách tạo ra điện từ gió GV đặt câu hỏi: Quan sát hình 1, đọc thông tin và – HS thảo luận nhóm. sắp xếp các từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau để mô tả cách tạo ra điện từ gió. Gió thổi làm cho (1) quay, cánh quạt nối với (2) làm trục máy phát điện quay và tạo ra (3) (đèn sáng). GV yêu cầu HS thảo luận nhóm GV mời đại diện HS lên trả lời, các nhóm khác bổ – HS trả lời. sung (nếu có) GV chốt đáp án: – HS theo dõi. Gió thổi làm cho (1) cánh quạt quay, cánh quạt nối với (2) trục máy phát điện làm trục máy phát điện quay và tạo ra (3) điện (đèn sáng). – GV phát phiếu học tập số 3. – HS hoàn thành phiếu – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu. c. Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ gió tới ánh sáng của đèn – GV đặt câu hỏi: Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra? – HS theo dõi 5
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ánh sáng của đèn LED khi đó thế nào? Nếu: + Tăng tốc độ của quạt? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – HS thảo luận nhóm – GV mời đại diện HS trả lời, các nhóm khác bổ sung – HS trả lời (nếu có) – GV nhận xét và chữa bài: – HS theo dõi. Đáp án: Nếu tăng tốc độ của quạt thì quạt gió quay nhanh hơn, đèn LED sẽ sáng hơn. – GV đặt câu hỏi: Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra? Ánh sáng của đèn LED khi đó thế nào? Nếu: Điều chỉnh quạt lại gần hoặc ra xa máy phát điện gió? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – HS thảo luận nhóm – GV mời đại diện HS trả lời, các nhóm khác bổ sung – HS trả lời (nếu có). – GV nhận xét và chữa bài: – HS theo dõi. + Nếu quạt ở gần thì cánh quạt máy phát điện gió quay nhanh hơn, đèn LED sẽ sáng hơn. + Nếu quạt ở xa thì cánh quạt máy phát điện gió quay chậm hơn, đèn LED sẽ tối hơn. d. Khảo sát ảnh hưởng của đặc điểm cánh quạt máy phát điện tới độ sáng của đèn. – GV đặt câu hỏi: Hai mô hình máy phát điện gió có – HS theo dõi. thông số như nhau, chỉ khác nhau ở kích thước chiều dài cánh quạt. Tốc độ gió thổi vào hai mô hình là như nhau, hãy dự đoán trường hợp nào đèn sáng hơn? Giải thích tại sao? – HS thảo luận nhóm – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm – GV mời đại diện HS trả lời, các nhóm khác bổ sung – HS trả lời (nếu có) – GV nhận xét và chữa bài: – HS theo dõi. 6
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Mô hình 2 đèn LED sẽ sáng hơn mô hình 1. Lí do: Vì cánh quạt dài sẽ đón được nhiều gió hơn nên cánh quạt quay nhanh hơn, đèn sẽ sáng hơn. – GV yêu cầu HS: Em hãy thử nghiệm và kiểm – Các nhóm cùng nhau chứng dự đoán của em nhé! kiểm chứng sau khi đã làm mô hình máy phát điện gió – GV chốt kiến thức: – HS theo dõi. 1. CẤU TẠO: Mô hình máy phát điện gió thường có 4 bộ phận chính: cánh quạt, bộ phận phát điện, bóng đèn, thân và đế. 2. HOẠT ĐỘNG: Gió thổi làm cho cánh quạt quay, cánh quạt nối với trục bộ phận phát điện, làm trục máy phát điện quay và tạo ra điện (bóng đèn sáng). 3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG: Tốc độ, đặc điểm (độ dài, độ cong) của cánh quạt máy phát điện ảnh hưởng tới việc sản xuất điện (đèn sáng rõ hoặc tối). TIẾT 2 THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 3. Đề xuất và lựa chọn cách làm mô hình máy phát điện gió Mục tiêu: HS lựa chọn được ý tưởng và cách làm mô hình máy phát điện gió. Cách tiến hành: a. Dựa vào tiêu chí của nhóm, thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm mô hình máy phát điện gió – GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ về ý – HS thảo luận nhóm. tưởng của nhóm làm mô hình máy phát điện gió. – GV mời đại diện 1, 2 nhóm chia sẻ ý tưởng làm: – Đại diện HS chia sẻ ý mô hình máy phát điện gió. tưởng làm mô hình. – GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý: – HS theo dõi 7
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Sản phẩm gồm những bộ phận nào? + Nhóm sử dụng vật liệu gì để làm sản phẩm? + Cách làm sản phẩm như thế nào? Lưu ý: GV nên cho mỗi nhóm làm một loại cánh quạt để sau khi xong các nhóm sẽ cùng nhau kiểm chứng lại mục d hoạt động 2. – GV mời các nhóm khác góp ý để hoàn thiện ý – Nhóm khác nhận xét, tưởng. góp ý để nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng. b. Lựa chọn ý tưởng, đề xuất cách làm mô hình máy phát điện gió – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý – Thảo luận nhóm. tưởng, đề xuất giải pháp làm sản phẩm. – GV mời đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng của nhóm. – HS trình bày phương án nhóm lựa chọn. – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu học thành. tập số 4. – GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động. – HS theo dõi. Hoạt động 4. Chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm mô hình máy phát điện gió Mục tiêu: HS thực hiện chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm mô hình máy phát điện gió. Cách tiến hành: a. GV yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ và vật liệu – HS lựa chọn dụng cụ và phù hợp với phương án của nhóm đã chọn. vật liệu phù hợp với Ví dụ: que gỗ, động cơ điện một chiều, bóng đèn led, phương án của nhóm. tua vít, b. Làm mô hình máy phát điện gió theo cách của – HS làm việc nhóm: làm 8
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS nhóm em sản phẩm – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách trang 66 sách STEM lớp 5 để HS tham khảo. Bươc 1: Làm cánh quạt. Bước 2: Làm thân và đế. Bước 3: Lắp cánh quạt vào trục máy phát điện. – GV yêu cầu các nhóm thực hành làm sản phẩm. – Các nhóm thực hành làm sản phẩm. – GV luu ý HS: sản phẩm cần đảm bảo các tiêu chí – Các nhóm thực hành làm đã đề ra. sản phẩm. – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ – Các nhóm thực hành làm khi cần. sản phẩm. c.Kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm – Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS thử nghiệm – HS điều chỉnh sản phẩm xem đã đáp ứng các tiêu chí đã đề ra chưa. theo tiêu chí. – GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 5. Triển lãm và giới thiệu mô hình máy phát điện gió Mục tiêu: HS thực hiện thuyết trình giới thiệu sản phẩm của nhóm em. Cách tiến hành: GV cho các nhóm kiểm chứng lại mục d hoạt động – HS kiểm chứng. 2. GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. – HS trưng bày sản phẩm. – GV tổ chức cho HS thảo luận tự đánh giá sản phẩm – HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình vào phiếu đánh giá (phụ lục). của nhóm. – GV mời HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu mô hình máy phát – Đại diện nhóm giới thiệu điện gió của nhóm mình. sản phẩm. (Giới thiệu về: + Cấu tạo của mô hình máy phát điện gió gồm 9
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS những bộ phận nào? Cơ chế hoạt động của từng bộ phận. + Kết quả kiểm chứng lại mục d hoạt động 2. Ví dụ + Cấu tạo của mô hình máy phát điện gió gồm 4 bộ phận chính: cánh quạt, bộ phận phát điện, bóng đèn, thân và đế. + Cơ chế hoạt động của mô hình: gió thổi làm cho cánh quạt quay, cánh quạt nối với trục bộ phận phát điện, làm trục máy phát điện quay và tạo ra điện (bóng đèn sáng). – HS đến tham quan sản phẩm có thể đề nghị sử dụng – HS đánh giá sản phẩm mô hình máy phát điện để thử. của nhóm bạn vào phiếu – HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn sau khi quan đánh giá. sát, nghe thuyết minh vào phiếu đánh giá. – GV tổng kết hoạt động: + Nhận xét ý thức làm việc của nhóm HS. + Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập thì hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng mô hình máy phát điện gió tạo ra điện dùng trong sinh hoạt gia đình em. – GV khen ngợi nhóm HS làm tốt, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học theo gợi ý sau: tinh thần thái độ tham gia làm việc nhóm của HS. 10