Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 11: Xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 11: Xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bh_stem_5_bai_11_xe_o_to_canh_quat_chay_bang_pin_khbg.docx
BH STEM 5_Bài 11_Xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin_PBT.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 11: Xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin
- BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 11: XE Ô TÔ CÁNH QUẠT CHẠY BẰNG PIN (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin (môn Công nghệ) – Tuần 21: Bài 7. Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin – Sách KNTT – Tuần 21: Bài 7. Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin – Sách CTST – Tuần 21: Bài 8. Lắp ráp mô hình xe điện chạy bằng pin – Sách CD. Mô tả bài học: Vận dụng kiến thức toán học, khoa học và công nghệ để thiết kế và lắp ghép được xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học Công – Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép chủ đạo nghệ mô hình xe điện chạy bằng pin. – Lắp ráp, vận hành được được mô hình xe điện chạy bằng pin. – Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản. – Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn. Môn học Toán Giải quyết được một số vấn đề về đo, vẽ, lắp ghép, tạo tích hợp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – Vận dụng kiến thức toán học, khoa học và công nghệ để thiết kế và lắp ghép được xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin. Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế và cách sử dụng xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin. 1
- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thảo luận nhóm, đề xuất ý tưởng và tạo “xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin”. Cơ hội phát triển phẩm chất trung thực khi tham gia hoạt động nhóm tạo sản phẩm: xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin và các hoạt động học tập khác. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Hộp pin 1 hộp 2 Động cơ cánh quạt 1 chiếc 3 Giấy bìa các tông 2 bìa 4 Nắp chai nhựa 4 nắp 5 Kéo 1 cái 6 Compa 1 cái 7 Thước kẻ 1 cái 8 ống hút nhựa 4 cái 9 Que tre 2 cái III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức Chơi trò chơi: GAME ĐUA XE – GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 6 HS HS thực hiện chia nhóm. – GV giới thiệu luật chơi: – HS lắng nghe luật chơi. + Có 4 xe ô tô tương ứng với 4 đội chơi. + Có 8 câu hỏi, đội nào trả lời đúng và nhanh nhất 5 câu thì giành chiến thắng. 2
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV cho HS chọn câu hỏi, bấm vào số đó để hiện HS theo dõi. câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng, GV bấm vào nút GO có màu tương ứng với đội đó. Mỗi câu trả lời đúng bấm 1 lần. Đội nào giành chiến thắng thì bấm vào nút WIN. Nếu hết 8 câu mà không có đội nào thắng thì bấm nút STOP để chuyển sang bài học. GV cho HS trả lời câu hỏi. Bấm vào các phương án HS trả lời. HS lựa chọn, phương án bị mờ đi là phương án sai. Sau khi trả lời xong, bấm vào nút ĐUA TIẾP để về trang đua xe. – GV mời HS trả lời câu hỏi: HS trả lời. Câu 1: Vòng đời của bướm có mấy giai đoạn? Đáp án: 4 Câu 2: Câu 2: Có mấy bước để tách muối ra khỏi dung dịch? Đáp án: 6 Câu 3: Làm thế nào để đọc được mật thư viết bằng nước của quả chanh? Đáp án: Hơ lửa Câu 4: Điền từ vào chỗ chấm Khi mạch điện thì đèn sáng và khi mạch điện thì đèn tắt. Đáp án: Kín, hở Câu 5: Đâu là loại cây không trồng bằng hạt? Đáp án: Khoai Câu 6: Vi khuẩn lên men thực phẩm có tên là gì? Đáp án: Lắc tic Câu 7: Bạn có thể nhìn thấy tôi trong nước, nhưng tôi không bao giờ bị ướt. Tôi là gì? Đáp án: Cái bóng Câu 8: Bạn bóc vỏ bên ngoài tôi rồi nấu bên trong, bạn ăn bên ngoài rồi lại bỏ bên trong. Tôi là gì? Đáp án: Bắp ngô 3
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV khen thưởng đội có câu trả lời đúng. – HS theo dõi. KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) GV mời HS xem video HS theo dõi video Hoạt động 1. Đóng vai kĩ sư ô tô, hãy giới thiệu cho các bạn biết về xe ô tô cánh quạt nhé Mục tiêu: HS giới thiệu được về xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin. Cách tiến hành: – GV cho HS đọc thông tin tại hoạt động 1 trang 53 – HS đọc thông tin. sách Bài học STEM lớp 5 . – GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo luận – HS hoàn thành phiếu nhóm hoàn thành phiếu. học tập số 1. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS lên trình bày. mình. – GV cho các nhóm đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chữa bài – HS theo dõi. + Xe ô tô cánh quạt Helicron Xe ô tô cánh quạt được sản xuất năm 1932. Đến nay xe được 92 tuổi. Xe có 2 chỗ ngồi. Xe có dạng hình: Xe giống như một sự lai tạo giữa một chiếc máy bay hai cánh từ Thế Chiến I và một chiếc ô tô. Nó chạy bằng cách: Xe sử dụng cánh quạt làm lực đẩy chính. Hiện xe đang được trưng bày ở: Chiếc xe này đang được trưng bày ở bảo tàng Lane Motor Museum. Ngày nay, cánh quạt được lắp trên ô tô để: Ngày nay, các xe ô tô bay sử dụng cánh quạt để giúp 4
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS nâng xe khỏi mặt đất và đẩy xe di chuyển trên không. Nêu lợi ích của ô tô sử dụng cánh quạt ngày nay: Thay thế giao thông mặt đất, tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian, trải nghiệm thú vị từ trên cao – GV nêu nhiệm vụ trong bài học: Chúng mình thiết – HS theo dõi. kế xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin để mô phỏng xe ô tô cánh quạt Helicron nhé! – GV để thiết kế xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin, – HS trả lời. mình cần những tiêu chí nào? – GV chốt tiêu chí của sản phẩm: – HS theo dõi. Thiết kế thân xe, bánh xe có các dạng hình học đơn giản. Xe có cánh quạt chạy được bằng động cơ Xe chạy được thẳng và chắc chắn. – GV yêu cầu các nhóm, từ tiêu chí trên, hãy thảo luận – HS thảo luận để xây để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của nhóm mình. dựng tiêu chí sản phẩm cho nhóm mình. – GV mời đại diện một vài HS các nhóm nêu tiêu chí – HS nghe tiêu chí của sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, nhóm bạn và nhận xét, góp góp ý bổ sung. ý bổ sung (nếu có). – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và chuyển sang – HS theo dõi. hoạt động 2: Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bộ phận của xe và công dụng của các bộ phận đó nhé! HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2. Hãy kể tên các bộ phận của xe có trong mô hình ở trang 54 sách Bài học STEM lớp 5 Mục tiêu: HS kể đúng được tên các bộ phận của xe trong mô tả hình ở trang 54 5
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS sách Bài học STEM lớp 5. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS: quan sát hình ở trang 54 sách Bài học HS quan sát hình. STEM lớp 5. – GV phát phiếu học tập số 2. – HS thảo luận nhóm và – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu trả lời các câu hỏi. hỏi trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS trình bày. nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi. – GV nhận xét và chữa bài – HS theo dõi. Bộ phận số 1: Cánh quạt Công dụng: Trực tiếp tạo ra gió đẩy xe di chuyển Bộ phận số 2: Động cơ Công dụng: Biến đổi điện năng thành động năng làm quay cánh quạt. Bộ phận số 3: Trục bánh xe Công dụng: Kết nối các bánh xe giúp tạo thành một hệ thống cố định ở gầm ô tô Bộ phận số 4: Bánh xe Công dụng: Đỡ xe và trọng lực chở trên xe, duy trì hướng chạy của xe Bộ phận số 5: Pin Công dụng: Cung cấp điện năng để xe hoạt động được. Bộ phận số 6: Khung xe Công dụng: Là nơi gắn các bộ phận khác của xe để tạo thành một cỗ máy hoàn chỉnh. – GV phát phiếu học tập số 3. – HS thảo luận nhóm và – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu trả lời các câu hỏi. hỏi trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS trình bày. 6
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi. – GV nhận xét và chữa bài: – HS theo dõi. Câu 1: Khi xe chạy thì + Bộ phận không chuyển động: động cơ, khung xe, nguồn điện. + Bộ phận chuyển động: cánh quạt, bánh xe, trục xe. + Bộ phận chuyển động thẳng: không có bộ phận nào. + Bộ phận chuyển động tròn: cánh quạt, bánh xe, trục bánh xe. Câu 2: Mô tả hoạt động của xe – HS theo dõi. Khi bật công tác nguồn điện, dòng điện từ pin truyền đến động cơ xe. Động cơ chuyển điện năng thành động năng làm quay cánh quạt. Cánh quạt quay tạo ra lực đẩy làm bánh xe quay và xe chuyển động. GV tổng kết giờ học: Nhắc lại các tiêu chí xe ô tô – HS theo dõi. cánh quạt chạy bằng pin. TIẾT 2 THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 3. Đề xuất ý tưởng và cách làm xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin Mục tiêu: HS nêu được ý tưởng và cách làm xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin. Cách tiến hành: a. Dựa vào tiêu chí của nhóm, thảo luận và chia sẻ ý tưởng thiết kế xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin – GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ về ý – HS thảo luận nhóm. tưởng của nhóm. – GV chiếu tiêu chí sản phẩm và yêu cầu nội dung – HS theo dõi. thảo luận của nhóm bám sát các tiêu chí đó. 7
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý: – HS chia sẻ ý tưởng làm + Vật liệu làm xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin là gì? xe ô tô cánh quạt chạy + Cấu tạo của xe gồm những bộ phận nào? bằng pin. – GV gợi ý: + Cấu tạo của xe gồm: quạt, động cơ, trục bánh xe, bánh xe, pin, khung xe. + Vật liệu làm xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin: pin, động cơ, cánh quạt, giấy bìa các tông, ống hút, que tre. – GV mời các nhóm khác góp ý để hoàn thiện ý tưởng. – Nhóm khác nhận xét, góp ý để nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng. – GV nhận xét: – HS theo dõi. + Các bộ phận của xe. + Cấu tạo của xe. b. Lựa chọn ý tưởng, đề xuất cách làm sản phẩm – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý tưởng, – Thảo luận nhóm. đề xuất cách làm sản phẩm. – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu thành. học tập số 4. – GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động – HS theo dõi tiếp theo. Hoạt động 4. Làm xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin Mục tiêu: HS thiết kế được xe theo cách làm của nhóm. Cách tiến hành: – GV yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn dụng cụ và – HS lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù hợp với phương án của nhóm đã chọn. vật liệu phù hợp với phương án của nhóm. 8
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách Bài học – HS làm việc nhóm làm STEM 5, trang 55, 56 để HS tham khảo. sản phẩm. Bước 1: Làm thân xe. Bước 2: Lắp động cơ và pin vào thân xe. GV lưu ý: Xe phải chạy được thẳng. – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ – Các nhóm thực hành làm khi cần. sản phẩm + Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS thử nghiệm – HS kiểm tra điều chỉnh xem xe có đáp ứng theo các tiêu chí đã đặt ra không. sản phẩm theo tiêu chí trên. GV nhận xét: hoạt động của các nhóm và chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 5. Cuộc đua xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS nêu được những ưu điểm và khắc phục các lỗi của xe. Cách tiến hành: GV phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi HS theo dõi trò chơi + Kẻ hai đường thẳng song song trên sàn lớp học làm đường đua, có vị trí xuất phát để đặt xe và vạch đích. + Khởi động xe, đặt ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh hô bắt đầu thì cho xe xuất phát, xe nào tới vạch đích nhanh hơn và không bị chạy ra khỏi HS chơi trò chơi đường đua là thắng cuộc. Kết thúc trò chơi, GV mời các nhóm: + Đội thắng chia sẻ kinh nghiệm theo gợi ý sau: Đại diện đội thắng chia Cách tạo bản thiết kế xe, chế tạo xe, cách tạo sẻ kinh nghiêm các hình phẳng, làm trục xe. Cách làm cho xe chạy thẳng, chạy nhanh. Cách khắc phục các lỗi. 9
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Đội thua rút kinh nghiệm theo gợi ý sau: Đại diện đội thua rút Nguyên nhân làm xe không chạy thẳng. kinh nghiệm Nguyên nhân làm cho xe chạy chậm, thân xe không chắc. Các lỗi xảy ra không khắc phục được. Trưng bày, giới thiệu xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin. GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. – HS trưng bày sản phẩm. – GV tổ chức cho HS thảo luận tự đánh giá sản phẩm – HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình vào phiếu đánh giá (phụ lục). của nhóm. – GV mời HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm. – Đại diện nhóm giới thiệu (Giới thiệu về: sản phẩm. (Ví dụ: + Cấu tạo của xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin gồm + Cấu tạo của xe gồm những bộ phận nào. những bộ phận: cánh quạt, động cơ, trục bánh xe, bánh xe, pin, khung xe. + Từng bộ phận được làm bằng vật liệu gì? + Khung xe được làm + Xe chạy được nhờ bộ phận nào? bằng bìa các tông, trục bánh xe làm bằng que tre hoặc ống hút nhựa, bánh xe làm bằng nắp chai, + Cơ chế hoạt động của + Cơ chế hoạt động của xe? xe: xe chạy thẳng. – HS đến tham quan sản phẩm có thể đề nghị được sử – HS đánh giá sản phẩm dụng ô tô cánh quạt chạy bằng pin để cho xe chạy thử của nhóm bạn – HS dến tham quan sản phẩm sẽ đánh giá sản phẩm – HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn sau khi quan sát, nghe thuyết minh và của nhóm bạn vào phiếu 10
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS thử nghiệm với xe ô tô, vào phiếu đánh giá. đánh giá. – GV tổng kết hoạt động: + Nhận xét ý thức làm việc của nhóm HS. + Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin vào các cuộc đua ở nhà. – GV khen ngợi nhóm HS làm tốt nhiệm vụ, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học theo gợi ý sau: tinh thần thái độ tham gia làm việc nhóm của HS. 11