Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 10: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm

docx 11 trang Tú Uyên 05/06/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 10: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_stem_lop_5_bai_10_vi_khuan_co_ich_trong_che.docx
  • docxBH STEM 5_Bài 10_Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm_PBT(1).docx

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy STEM Lớp 5 - Bài 10: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm

  1. BÀI HỌC STEM LỚP 5 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 10: VI KHUẨN CÓ ÍCH TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM (2 tiết) Gợi ý thời điểm thực hiện: Khi dạy nội dung bài Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm (môn Khoa học) – Tuần 21: Bài 19. Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm – Sách KNTT – Tuần 21: Bài 19. Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm – Sách CTST – Tuần 21: Bài 13. Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm – Sách CD. Mô tả bài học: Trình bày được việc sử dụng một số vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm và xây dựng được quy trình làm một số thực phẩm lên men. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: Môn học Yêu cầu cần đạt Môn học Khoa học Trình bày được một đến hai ví dụ về việc sử dụng vi chủ đạo khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm. Môn học Toán Giải quyết được một số vấn đề về đo, vẽ, lắp ghép, tạo tích hợp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học, liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tiễn. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – Trình bày được việc sử dụng một số vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm. – Xây dựng được quy trình làm một số thực phẩm lên men. ￿ Tự tin chia sẻ ý tưởng thiết kế làm cẩm nang hướng dẫn chế biến một số thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích. ￿ Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua hoạt động thảo luận nhóm, đề xuất ý tưởng và tạo “cẩm nang hướng dẫn chế biến một số thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích”. ￿ Cơ hội phát triển phẩm chất trung thực khi tham gia hoạt động nhóm tạo sản phẩm: cẩm nang hướng dẫn chế biến một số thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của GV 1
  2. – Các phiếu học tập (trong phụ lục). – Phiếu đánh giá theo nhóm (trong phụ lục). 2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm) STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 1 Giấy màu 3 tờ 2 Giấy oli 10 tờ 3 Giấy bìa 1 tờ 4 Kéo 1 cái 5 Keo dán 1 lọ 6 Bút màu 1 hộp 7 Bút chì 1 cái 8 Dây duy băng 1 dây III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động tiết học, ổn định tổ chức Chơi trò chơi: Vua tiếng Việt – HS lắng nghe luật chơi. – GV giới thiệu luật chơi: + Bằng những chữ cái cho sẵn em hãy ghép thành 1 từ có nghĩa nhé! (Gợi ý: Các từ theo chủ đề món ăn) ￿ GV nêu ví dụ mẫu và cách chơi. ￿ HS theo dõi – GV mời HS trả lời câu hỏi – HS trả lời câu hỏi. + Câu 1: a/h/ữ/S/u/c/a Đáp án: Sữa chua + Câu 2: ả/D/i/a/ư/c Đáp án: Dưa cải + Câu 3: n/m/e/h/c/u/a Đáp án: Nem chua 2
  3. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Câu 4: m/o/D/ạ/g/ấ Đáp án: Dấm gạo + Câu 5: i/c/K/h/i/m Đáp án: Kim chi – GV khen thưởng HS có câu trả lời đúng – HS theo dõi. KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) Hoạt động 1. Nêu một số điều em biết về nguyên liệu, mùi vị, cách chế biến, các món ăn Mục tiêu: HS nhận diện được nguyên liệu, mùi vị, cách chế biến sữa chua, dưa muối Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS – GV giao phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS thảo luận – HS hoàn thành phiếu nhóm hoàn thành phiếu. học tập số 1. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS lên trình bày. mình. – GV cho các nhóm đặt câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chữa bài – HS theo dõi. Ví dụ Sữa chua: 3
  4. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Dưa cải muối – HS theo dõi. GV giới thiệu thêm về một số món ăn được chế biến – HS theo dõi. bằng cách lên men: Kim chi, dấm gạo, tôm chua, – GV nêu nhiệm vụ trong bài học: Chúng mình hãy làm – HS theo dõi. cẩm nang hướng dẫn chế biến một số thực phẩm đó nhé! – GV đặt câu hỏi: Để làm cẩm nang hướng dẫn chế biến một số thực phẩm, chúng mình cần những tiêu chí gì? – HS trả lời. – GV chốt lại các tiêu chí của sản phẩm: – HS theo dõi. Tên loại thực phẩm chế biến có sử dụng vi khuẩn có ích. Thể hiện rõ ràng các bước tiến hành. Lượng nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng (khối lượng, dung tích, ). Trình bày rõ ràng, sáng tạo, sử dụng được lâu dài. – GV yêu cầu các nhóm HS, từ tiêu chí trên, hãy thảo – HS thảo luận để xây luận để xây dựng tiêu chí cho sản phẩm của nhóm mình. dựng tiêu chí sản phẩm cho nhóm mình. – GV mời đại diện một vài HS các nhóm nêu tiêu chí – HS nghe tiêu chí của sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, góp nhóm bạn và nhận xét, góp ý bổ sung. ý bổ sung (nếu có). – GV lưu ý các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn để làm rõ vấn đề. – GV nhận xét, đánh giá hoạt động 1 và chuyển sang – HS theo dõi. hoạt động 2: Từ những ứng dụng rất phong phú của vi 4
  5. Hoạt động của GV Hoạt động của HS khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm, chúng ta hãy cùng nhau làm các sản phẩm để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhé! HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2. Tìm hiểu cách sử dụng vi khuẩn trong làm sữa chua Mục tiêu: HS nêu được các bước làm sữa chua Cách tiến hành: a. GV yêu cầu HS: đọc thông tin ở trang 49 sách Bài học STEM lớp 5. – GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết các nguyên, vật liệu cần dùng để làm sữa chua. – HS thảo luận nhóm. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – GV mời đại diện HS trả lời, các nhóm khác bổ sung – HS trả lời (nếu có). – GV chốt đáp án: + Các nguyên liệu cần dùng để làm sữa chua: Sữa – HS theo dõi tươi, sữa đặc có đường, sữa chua, nước ấm. + Vật liệu: ca, lọ đựng sữa, thìa hoặc đũa khuấy, muôi múc sữa, nồi ủ. – GV phát phiếu học tập số 2. – HS thảo luận nhóm và – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trả lời các câu hỏi. trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trình bày phiếu học tập của – HS trình bày. nhóm, các nhóm khác đặt câu hỏi. – GV nhận xét và chữa bài – HS theo dõi. Câu 1: Cho thêm sữa chua làm men cái chứa các vi sinh vật lên men là vi khuẩn lactic. 5
  6. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu 2: Tạo điều kiện nhiệt độ phù hợp cho vi khuẩn lactic trong sữa chua có thể sinh trưởng và sinh sản tốt nhất. Câu 3: Sữa chua không được bảo quản, ở nhiệt độ thường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về chất lượng (mùi vị không thơm, bị lỏng, vữa và có vị chua nhiều, ). Nếu để quá lâu thì có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. b. GV đặt câu hỏi: Nếu không bảo quản trong tủ lạnh – HS theo dõi. thì sữa chua sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. – HS thảo luận nhóm – GV mời đại diện HS lên trả lời. Các nhóm khác đặt – HS trả lời câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét, chốt đáp án – HS theo dõi. Sữa chua không được bảo quản, ở nhiệt độ thường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về chất lượng (mùi vị không thơm, bị lỏng, vữa và có vị chua nhiều, ). Nếu để quá lâu thì có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Hoạt đông 3. Tìm hiểu cách muối chua: rau, củ, quả Mục tiêu: HS nêu được các bước muối chua rau củ, quả. Cách tiến hành: a. GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên một số sản phẩm rau, củ muối chua mà em biết – HS theo dõi. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm – GV mời đại diện HS trả lời, các nhóm khác nhận xét, – HS trả lời bổ sung (nếu có). – GV nhận xét, chốt đáp án – HS theo dõi. + Rau muối chua: Rau cải sen, cải thảo, bắp cải, mùng nước 6
  7. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Củ quả muối chua: Su hào, cà rốt, củ cải, hành, cà pháo, sung b. GV yêu cầu HS: Quan sát hình và đọc thông tin – GV phát phiếu học tập số 3. – HS thảo luận nhóm và – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trả lời các câu hỏi. trong phiếu. – GV mời đại diện HS lên trả lời. Các nhóm khác đặt – HS thảo luận nhóm và câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. trả lời các câu hỏi. – GV nhận xét: – HS theo dõi. Câu 1: Việc muối chua rau, củ, quả có những tác dụng: Việc muối chua rau, củ, quả giúp rau, củ, quả có thể giữ được độ giòn, ngon, lâu hư hỏng và kéo dài thời gian sử dụng, có thể lên đến vài tháng. Câu 2: Một số thay đổi về màu sắc, mùi vị của rau cải sau 3 ngày muối. Sau 3 ngày muối, rau bắp cải vẫn giữ màu sắc tươi, sáng, bóng, căng tròn; có mùi thơm đặc trưng; có vị chua ngọt, giòn. Câu 3: Khi muối rau vào mùa đông, người ta thường dùng nước ấm và cho thêm ít nước muối dưa cũ – HS theo dõi. vào. Theo em, việc làm đó có cần thiết không? Vì sao? Dùng nước ấm và một ít nước dưa cũ muối dưa để cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển giúp dưa chua nhanh hơn. c. GV nêu câu hỏi: Bạn Thư có chia sẻ, vào mùa đông – HS thảo luận nhóm. mẹ bạn thường muối rau bằng nước ấm và cho thêm ít nước muối dưa cũ vào. Theo em, việc làm của mẹ bạn Thư có cần thiết không? Vì sao? 7
  8. Hoạt động của GV Hoạt động của HS – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ￿ GV mời đại diện HS lên trả lời. Các nhóm khác đặt – HS trả lời câu hỏi nếu có thắc mắc hoặc muốn góp ý. – GV nhận xét chốt đáp án – HS theo dõi. Dùng nước ấm và một ít nước dưa cũ muối dưa để cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển giúp dưa chua nhanh hơn. – GV tổng kết hoạt động, nhận xét sự tham gia của các – HS theo dõi. nhóm: ưu điểm, nhược điểm TIẾT 2 THỰC HÀNH – VẬN DỤNG Hoạt động 4. Đề xuất ý tưởng và cách làm cẩm nang hướng dẫn chế biến thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích Mục tiêu: HS xây dựng được ý tưởng làm cẩm nang hướng dẫn chế biến thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích. Cách tiến hành: a. Dựa vào tiêu chí của nhóm, thảo luận và chia sẻ làm cẩm nang chế biến một số thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích – GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ về ý – HS thảo luận nhóm. tưởng của nhóm. – GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý: – HS chia sẻ ý tưởng làm + Vật liệu làm cẩm nang gồm những vật liệu gì? cẩm nang. + Cấu tạo của cẩm nang gồm những bộ phận nào? – GV gợi ý: + Vật liệu làm cẩm nang gồm: giấy ô li để ghi nội dung cẩm nang, bìa làm khung cẩm nang, giấy màu để trang trí. 8
  9. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Cấu tạo của cẩm nang gồm: bìa và nội dung cẩm nang – GV mời các nhóm khác góp ý để hoàn thiện ý tưởng. – Nhóm khác nhận xét, góp ý để nhóm bạn hoàn thiện ý tưởng. – GV nhận xét: – HS theo dõi. + Các bộ phận của cẩm nang + Cấu tạo của cẩm nang b. Lựa chọn ý tưởng, đề xuất cách làm đề chế biến một số thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn ý tưởng, – Thảo luận nhóm. đề xuất giải pháp làm sản phẩm. – GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành. – HS hoàn thành phiếu học tập số 4. – GV mời HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – HS trình bày kết quả phiếu học tập số 4. – GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung. – HS góp ý, bổ sung. – GV tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động tiếp – HS theo dõi theo. Hoạt động 5. Làm cẩm nang hướng dẫn chế biến một số thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích Mục tiêu: HS thực hiện làm được cẩm nang hướng dẫn chế biến một số loại thực phẩm sử dụng vi khuẩn có ích theo cách của nhóm em. Cách tiến hành: – GV yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn dụng cụ và – HS lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù hợp với phương án của nhóm đã chọn. vật liệu phù hợp với phương án của nhóm. – GV chiếu gợi ý các bước làm trong sách Bài học – HS làm việc nhóm làm STEM 5, trang 51 để HS tham khảo: sản phẩm Bước 1: Làm khung cẩm nang. 9
  10. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 2: Phác thảo vị trí thông tin và trình bày nội dung cẩm nang. Bước 3: Gắn các nội dung vào với nhau. Bước 4: Trang trí và hoàn thiện. – GV theo dõi việc làm sản phẩm của cả lớp và hỗ trợ – Các nhóm thực hành làm khi cần. sản phẩm. + Sau khi HS làm xong, GV yêu cầu HS kiểm tra lại sản – HS kiểm tra điều chỉnh phẩm của nhóm: Cẩm nang có thể hiện rõ ràng các bước sản phẩm theo tiêu chí tiến hành chế biến một số loại thực phẩm sử dụng vi trên. khuẩn có lợi hay không? Cẩm nang có trình bày rõ ràng, sáng tạo và sử dụng được lâu dài hay không? Hoạt động 6. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm Mục tiêu: HS giới thiệu được cẩm nang của nhóm em. Cách tiến hành: – GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. – HS trưng bày sản phẩm – GV cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình vào – HS tự đánh giá sản phẩm phiếu đánh giá (phụ lục). của nhóm. – GV mời HS tham quan sản phẩm của các nhóm. – GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm. – Đại diện nhóm giới thiệu (Giới thiệu về: sản phẩm. + Nội dung thể hiện trên cẩm nang (Ví dụ: + Cẩm nang làm sữa chua, cẩm nang hướng dẫn muối dưa cà. + Cách thức thể hiện thông tin, hình ảnh + Cách thể hiện + Hình dáng chất liệu cẩm nang 10
  11. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + + Hình dáng chất liệu cẩm nang: hình tròn, hình vuông, – HS đến tham quan sản phẩm, có thể kiểm tra nội dung – HS tham quan. cẩm nang: có thể hiện rõ ràng các bước tiến hành không? – HS dến tham quan sản phẩm sẽ đánh giá sản phẩm của – HS đánh giá sản phẩm nhóm bạn sau khi quan sát, nghe thuyết minh. của nhóm bạn vào phiếu đánh giá. b. GV tổ chức cho HS chia sẻ về cẩm nang mà em ấn tượng nhất và giải thích lí do? – GV tổng kết hoạt động: + Nhận xét ý thức làm việc của nhóm HS. + Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. TỔNG KẾT BÀI HỌC – GV nhắc HS chưa hoàn thiện sản phẩm và phiếu học tập hoàn thiện nốt. – GV đề nghị HS sử dụng cẩm nang thực hiện chế biến: sữa chua, muối các loại rau, củ, quả ở nhà. – GV khen ngợi nhóm HS tốt tham gia hoạt động, động viên các nhóm làm chưa tốt để lần sau cố gắng. – GV nhận xét và tổng kết buổi học theo gợi ý sau: tinh thần thái độ tham gia làm việc nhóm của HS. 11