Đề thi Cấp huyện Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Cấp huyện Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_cap_huyen_trang_nguyen_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung tài liệu: Đề thi Cấp huyện Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5
- Lớp 5 Câu hỏi 1 Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa? A. cẩn thận - cẩu thả B. quán quân - vô địch C. bận bịu - rảnh rỗi D. mạnh mẽ - yếu ớt Câu hỏi 2 Từ "chú" trong câu nào dưới đây là đại từ? A. Thanh tặng Hoa một chú gấu bông xinh xắn. B. Chú có thể giúp cháu sang đường được không ạ? C. Chú bộ đội hành quân trong đêm đông gió rét. D. Bố dẫn Kiên đến thăm cửa hàng mới của chú Thịnh. Câu hỏi 3 Câu nào dưới đây sử dụng sai cặp quan hệ từ? A. Nhờ chuyến đi thực tế lần này mà tôi đã có thêm nhiều người bạn mới. B. Hễ thấy kiến cánh bay vào nhà thì khả năng trời sắp mưa.
- C. Nếu thời tiết thuận lợi thì vụ mùa chắc chắn sẽ bội thu. D. Mặc dù trời còn chưa sáng nên các bác nông dân đã vội ra đồng. Câu hỏi 4 Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Thu rất thích được khám phá những điều bí ẩn của đại dương. B. Gia đình tôi sống trong căn nhà nằm sâu trong ngõ nhỏ. C. Tôi muốn đến thăm những vùng đất mới để khám phá nhiều điều hay. D. Trời dần ngớt mưa, cầu vồng xuất hiện lấp ló sau những đám mây. Câu hỏi 5 Bài tập đọc nào dưới đây thuộc chủ điểm "Con người với thiên nhiên"? A. Trồng rừng ngập mặn B. Mùa thảo quả C. Chuyện một khu vườn nhỏ D. Cái gì quý nhất? Câu hỏi 6 Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh? A.
- Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. (Nguyễn Đình Thi) B. Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. (Nguyễn Duy) C. Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ. (Đỗ Quang Huỳnh) D. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng. (Đồng Xuân Lan) Câu hỏi 7 Bài tập đọc "Thầy thuốc như mẹ hiền" kể về vị danh y nào của nước ta? A. Hồ Đắc Di B. Tuệ Tĩnh C. Lê Quý Đôn D. Lê Hữu Trác Câu hỏi 8
- Từ "tiêu" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "tiêu" trong câu "Mẹ luôn biết cách cân đối chi tiêu trong gia đình."? A. tiêu chí B. tiêu dùng C. tiêu thụ D. tiêu xài Câu hỏi 9 Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ láy vần? A. sướt mướt, vùng vằng, nhỏ nhắn B. hấp tấp, lao xao, lăn tăn C. tấp nập, hồi hộp, cần mẫn D. đìu hiu, rón rén, bực bội Câu hỏi 10 Quan hệ từ trong câu nào dưới đây dùng để nối các vế câu ghép? A. Mỗi sáng, Tuấn đến trường bằng xe đạp. B. Mẹ hỏi Lam thích chiếc áo màu xanh hay màu trắng. C.
- An đã rất cố gắng nhưng kết quả không được như ý. D. Mỗi chiếc nấm như một chiếc ô tí hon nhiều màu sắc. Câu hỏi 11 Câu "Thung lũng có rất nhiều loài hoa đang đua nhau khoe sắc rực rỡ." có: A. 2 quan hệ từ B. 7 danh từ C. 5 động từ D. 2 tính từ Câu hỏi 12 Từ "về" trong câu nào dưới đây là quan hệ từ? A. Con đi chơi đến mấy giờ mới về? B. Bố ơi, khi nào mẹ mới về đến nơi ạ? C. Anh ấy là người có chuyên môn về kĩ thuật. D. Trời đã về chiều, nắng dần tắt. Câu hỏi 13 Chọn "ch" hoặc "tr" thích hợp lần lượt điền vào chỗ trống trong câu văn sau: Cả nhà tập ung cùng nhau lựa ọn những món quà ý nghĩa để uẩn bị cho buổi lễ mừng thọ thật ọn vẹn.
- A. tr-ch-ch-tr B. ch-ch-ch-tr C. ch-tr-ch-ch D. tr-ch-tr-ch Câu hỏi 14 Tiếng "sâu" ghép với những tiếng nào dưới đây để tạo thành các danh từ? A. róm, chuyên B. bệnh, bọ C. hoắm, sa D. răng, sắc Câu hỏi 15 Tiếng "rắn" kết hợp với những tiếng nào dưới đây để tạo thành cặp từ đồng âm? A. rết, chắc B. chất, thể C. nước, lục
- D. rỏi, cứng Câu hỏi 16 Đọc văn bản dưới đây và cho biết khung cảnh Đà Lạt hiện lên như thế nào? "Đà Lạt, một buổi chiều cuối năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc. [ ] Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở." (Sưu tầm) A. Sôi động và náo nhiệt B. Trù phú và tấp nập C. Dữ dội và khắc nghiệt D. Yên tĩnh và thơ mộng Câu hỏi 17 Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao giá trị của con người? A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. B. Lời chào cao hơn mâm cỗ. C. Một mặt người bằng mười mặt của.
- D. Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lời. Câu hỏi 18 Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ dưới đây: "Núi đá đứng [ ] Suối khô trơ cuội trắng Mây lang thang trời vắng Gió mông lung trốn tìm." (Theo Nguyễn Hữu Thông) A. bay bổng B. lừng lẫy C. trầm ngâm D. loay hoay Câu hỏi 19 Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép tổng hợp? A. leo trèo, chạy chữa, ngan ngát B. đông đảo, lành lặn, háo hức C. cây cỏ, đùn đẩy, ngẫm nghĩ D. trầm trọng, chua chát, lạnh lùng
- Câu hỏi 20 Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả? A. xót xa, sâu sa, sáng suốt B. sõng soài, xao xuyến, xông xáo C. sụt sùi, sôi sục, xem xét D. sây sát, xa xỉ, xôn xao Câu hỏi 21 Câu nào dưới đây xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ? A. Tôi mong ước gia đình mình / sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. B. Chiếc quạt / cũ là kỉ vật của ông bà nội để lại cho con cháu. C. Ánh trăng dịu mát / chảy tràn khắp cành cây, ngọn cỏ. D. Tiếng ếch / kêu ồm ộp văng vẳng trong đêm khuya vắng lặng. Câu hỏi 22 Nhận xét nào đúng với đoạn văn dưới đây? "(1) Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán lá xuống mặt sông. (2) Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. (3) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. (4) Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập
- dờn đùa với gió. (5) Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy." (Theo Mai Phương) A. Đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh. B. Câu (1) và (5) có trạng ngữ chỉ nơi chốn. C. Câu (2) có trạng ngữ chỉ nơi chốn. D. Câu (3) và (4) là câu ghép. Câu hỏi 23 Giải câu đố sau: Danh nhân kiệt xuất nước ta Lam Sơn khởi nghĩa tham gia chống thù Bình Ngô đại cáo nghìn thu Vẫn còn ghi dấu sử xưa hào hùng. Đó là ai? A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Lý Thường Kiệt C. Phạm Ngũ Lão D. Nguyễn Trãi Câu hỏi 24
- Điền "s" hoặc "x" thích hợp vào chỗ trống: giảm út ung phong Câu hỏi 25 Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu tục ngữ sau: Ai ơi đã quyết thì Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. Câu hỏi 26 Chọn quan hệ từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống sau: (vì, còn, nhưng) Mặc dù trời đã về khuya không khí vẫn còn rất oi bức. Câu hỏi 27 Điền số thích hợp vào chỗ trống: Mùa thu, bầu trời dường như xanh hơn, thấp thoáng những cánh chim vội vàng bay về phương Nam tránh rét. Câu trên có tính từ. Câu hỏi 28 Điền vào chỗ trống từ chứa vần "âm" hoặc "ân", dùng để chỉ tiếng nổ rền vang do hiện tượng phóng điện giữa hai đám mây gây ra khi trời có dông. Đáp án: Câu hỏi 29 Giải câu đố sau: Giữ nguyên tên loại quả ngon Bỏ đuôi đếm được rõ ràng mười hai. Từ giữ nguyên là từ .
- Câu hỏi 30 Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: Mùa thu, không khí trong lành, (nóng nực, mát mẻ, lạnh giá) , bầu trời dường như cao và (sầm sì, đục ngầu, trong xanh) hơn. Kết thúc những ngày nghỉ hè thoả thích, đám trẻ (nô nức, hấp tấp, nhanh nhảu) đến trường dự lễ khai giảng.