Đề kiểm tra các môn Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra các môn Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cac_mon_lop_5.doc
Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra các môn Lớp 5
- MÔN: TOÁN LỚP 5 Phần I : Trắc nghiệm Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A , B, C ,D ( là đáp số kết quả tính).Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Các số 5,7; 6,02; 4,23; 4,32; 5,3 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. 5,7; 6,02; 4,23; 4,32; 5,3 B. 6,02; 5,7; 5,3; 4,32; 4,23 C. 4,23; 5,3; 5,7; 6,02; 4,32 D. 4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02 Câu 2. Hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 18cm. Diện tích của hình chữ nhật đó là: A. 43 cm B. 450 cm2 C. 86cm D. 450cm Câu 3. Mua 12 quyển vở hết 36 000 đồng. Mua 25 quyển vở như thế hết số tiền là: A. 75 000 đồng B. 36037 đồng C. 900 000 đồng D. 110 000 đồng Câu 4: Tổng của hai số là 125. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Số thứ nhất là: A. 25 B. 50 C. 75 D. 30 Câu 5: Trong phép chia 33,14 : 58 nếu chỉ lấy đến hai chữ số của phần thập phân của thương. Thì số dư là: A. 8 B. 0,8 C. 0,08 D. 0,008 B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6: Điền số thích hợp vào chỗ trống 13m 5dm = m 3tấn 25kg = tấn 6m2 12dm2 = m2 1805 m2 = . ha Câu 7 : Đặt tính rồi tính a) 457,75 + 109,18 b) 1142,45 - 674,18 c) 240,6 × 3,5 d) 17,55 : 3,9
- Câu 8: Một cửa hàng cả ngày bán được 450 tấn gạo, trong đó buổi sáng bán được 65% số gạo. Hỏi buổi chiều của hàng đó bán được bao nhiêu tấn gạo? .
- MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 A. VIẾT 1. Chính tả( nghe – viết ) Mùa thảo quả 2, Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả lại một người trong gia đình mà em yêu quý nhất .
- B. ĐỌC I/ Đọc thầm bài văn sau rồi làm bài tập: a/ Bài đọc: Đất Cà Mau Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc. Theo Mai Văn Tạo Khoanh vào ý đúng nhất
- Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: a. Dữ dội, kéo dài. b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh. c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh. Câu 2: Từ “Xanh rì” thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ Câu 3: Trong câu: “Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì.” Bộ phận chủ ngữ là: a. Nhà cửa dựng dọc. b. Nhà cửa. c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh. Câu 4: Trong đoạn văn “Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất” có mấy từ láy? • 2 từ ( đó là: ) • 3 từ ( đó là: ) • 4 từ ( đó là: ) Câu 5: Từ “Nhà” trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? a. Nhà tôi có ba người. b. Nhà tôi vừa mới qua đời. c. Nhà tôi ở gần trường. Câu 6: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? Câu 7: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trời mưa chúng em sẽ nghỉ lao động. Câu 8: Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được
- II. Đọc thành tiếng CHÍNH TẢ: MÙA THẢO QUẢ Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua , trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng .
- MÔN: KHOA HỌC LỚP 5 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A , B, C ,D .Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 : Phụ nữ có thai cần nên tránh sử dụng chất nào dưới đây? A Chất đạm B. Chất kích thích C. Chất béo D. Vi-ta-min và muối khoáng Câu 2 : Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là: A. Thụ thai B. Sự thụ tinh C. Hợp tử D. Bào thai Câu 3 : Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Từ 10 đến 15 tuổi. B. Từ 15 đến 19 tuổi. C. Từ 13 đến 17 tuổi. D. Từ 10 đến 19 tuổi. Câu 4 : Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết: A. Do vi rút B. Do một loại kí sinh trùng C. Muỗi A- nô- phen. D. Muỗi vằn Câu 5 : Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ: A. Than đá - dầu mỏ B. Nhựa cây cao su C. Nhà máy sản xuất cao su D. Tất cả các ý trên Câu 6 : Trong tự nhiên, sắt có ở đâu? A. Quặng sắt B. Thiên thạch rơi xuống Trái Đất C. Lò luyện sắt D. Ý a và b đúng PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 7 : Điền các từ: ăn chín, rửa tay sạch, tiêu hóa, uống sôi, vào chỗ chấm sao cho phù hợp. Bệnh viêm gan A lây qua đường Muốn phòng bệnh cần: “ ”, “ ”, trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Câu 8 (1 điểm): Theo em chúng ta phải có thái độ thế nào đối với người nhiễm HIV/ AIDS và gia đình họ? Câu 9: Em có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- Câu 10: Em hãy nêu tính chất của đá vôi? Đá vôi dùng để làm gì?
- MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ LỚP 5 PHẦN I: MÔN LỊCH SỬ Câu1: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập nhằm mục đích gì? Hãy ghi chữ Đ vào ô trống trước ý đúng và chữ S vào ô trống trước ý sai trong các ý sau đây! a, Tuyên bố tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. b, Tuyên bố sự chấm dứt của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. c, Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết về quyền độc lập, tự do của nước ta. d, Tất cả các ý trên. Câu 2: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp? . Câu 3: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp! 1. Trương Định a) Lãnh đạo cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế. 2. Nguyễn Trường Tộ b) Chủ trương dựa vao Nhật để đánh đuổi giặc Pháp. 3. Tôn Thất Thuyết c) Lãnh đạo nhân dân Nam Kì khởi nghĩa vũ trang chống Pháp. 4. Phan Bội Châu d) Ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới. 5. Nguyễn Tất Thành e) Chủ trương tân canh đất nước để làm cho dân giàu nước mạnh. PHẦN II: MÔN ĐỊA LÍ Câu 1: Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong nông nghiệp nước ta? Kể tên các cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở địa phương em?
- Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng! • Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. • Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên. • Số dân ở thành thị chiếm ¾ tổng số dân nước ta. •Ở nước ta, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất. •Ở nước ta, ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. • Ngành lâm nghiệp gồm hoạt động trồng, bảo vệ rừng và khai thác gỗ, lâm sản khác. • Nước ta có nhiều ngành công nghệp và thủ công nghiệp. • Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta. Câu 3: Hãy kể tên 5 ngành công nghiệp của nước ta và nêu sản phẩm của mỗi ngành công nghiệp đó!