Chuyên đề Đánh giá học sinh theo thông tư 27- Ngô Thị Phượng
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đánh giá học sinh theo thông tư 27- Ngô Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
chuyen_de_danh_gia_hoc_sinh_theo_thong_tu_27_ngo_thi_phuong.pptx
Nội dung tài liệu: Chuyên đề Đánh giá học sinh theo thông tư 27- Ngô Thị Phượng
- CHÀO MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ VỀ DỰ BUỔI SHCM CẤP TRƯỜNG
- CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO THÔNG TƯ 27 Giáo viên: Ngô Thị Phượng
- I. Lí do chọn chuyên đề Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 với khối lớp 1. Đồng thời BGDĐT ban hành TT số 27/2020/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 về đánh giá học sinh Tiểu học. Qua quá trình thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 27, tôi nhận thấy TT có nhiều điểm mới và cũng không ít những khó khăn. Do đó tôi chọn chuyên đề: Đánh giá học sinh theo TT 27
- II. Mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề: 1. Mục tiêu - Chỉ ra những điểm mới của TT 27 - Những thuận lợi, khó khăn khi đánh giá HS theo TT 27. - Đưa ra các giải pháp nhằm đánh giá HS đạt hiệu quả. 2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp đánh giá học sinh 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: HS lớp 1 trường Tiểu học Vĩnh hào, Vụ Bản, Nam Định .
- III. Nội dung 1. Những điểm mới của thông tư 27 a. Đề kiểm tra của học sinh tiểu học chỉ còn 03 mức độ Trong đó, quy định đề kiểm tra định kỳ của học sinh tiểu học được thiết kế phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập theo các mức: - Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập; - Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự; - Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống. - Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Như vậy, thay vì quy định 4 mức độ của đề kiểm tra như hiện hành tại Thông tư 22/2016 thì quy định mới chỉ còn 03 mức độ.
- b. Vai trò của phụ huynh trong đánh giá thường xuyên - Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên). - Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên).
- c. Giáo viên tiểu học được chấm 0 điểm bài kiểm tra Cụ thể, trong đánh giá định kỳ, bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. So với quy định hiện hành tại Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã bỏ quy định "không cho điểm 0" đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học.
- d. Học sinh tiểu học được tặng danh hiệu xuất sắc hoặc tiêu biểu Vào cuối năm học, Hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh Xuất sắc hoặc danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện khi học sinh đáp ứng đủ các điều kiện đề ra. Cụ thể, danh hiệu Học sinh Xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành Xuất sắc. Danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận. Ngoài ra, học sinh có thành tích đột xuất trong năm học được khen thưởng đột xuất. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng. Giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.
- 2. Thuận lợi, khó khăn Năm học 2020 - 2021 – Năm học đầu tiên thực hiện đánh giá học sinh theo TT 27. Qua 1 năm thực hiện đánh giá tôi thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi: - Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. - Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Tạo điều kiện tốt nhất để HS tự tin, khẳng định bản thân. - Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường. Từ đó tạo được sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong các hoạt động giáo dục học sinh - Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. - Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
- b. Khó khăn - Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh bận làm ăn, chưa thực sự quan tâm tới việc học của con cái nên việc đánh giá của phụ huynh chưa được thường xuyên. - Về Phía HS: Do đặc thù của HS lớp 1 ngôn từ còn hạn chế nên việc tự đánh giá mình và đánh giá bạn gặp nhiều khó khăn. 3. Các giải pháp khắc phục - Tuyên truyền để phụ huynh nắm được tầm quan trọng của việc đánh giá học sinh. Thống nhất hình thức, thời điểm đánh giá - Tăng cường sự phối kết hợp với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh, qua điện thoại, zalo, facebook. - Tích cực tổ chức các hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp để học sinh tăng cường kĩ năng đánh giá. - Phối hợp với GV bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để đánh giá học sinh kịp thời. - Giáo viên phải tự học hỏi để tích lũy, làm giàu thêm vốn từ ngữ cho bản thân. Tự rèn luyện kĩ năng quan sát, theo dõi, bao quát học sinh.
- Trên đây là một số nội dung cơ bản của Chuyên đề Đánh giá học sinh theo Thông tư 27 mà bản thân tôi đã áp dụng. Tuy còn nhiều vướng mắc nhưng đã phần nào giúp cho giáo viên, học sinh và phụ huynh thuận lợi hơn trong việc tham gia đánh giá học sinh.