Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Thắng (Có đáp án)

doc 8 trang Tú Uyên 04/05/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_201.doc

Nội dung tài liệu: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Thắng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VỤ BẢN BÀI KIỂM TRA GIỮA HKII TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ ĐẠI THẮNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5  NĂM HỌC 2019 - 2020 Họ và tên học sinh: Lớp 5 ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian phát đề ! A. KIỂM TRA ĐỌC (5 điểm) I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn bài đọc hiểu theo phiếu đọc sau đó hỏi câu hỏi tương ứng với mỗi phiếu. Điểm đọc: / 1 điểm Điểm trả lời câu hỏi: / 0,5 điểm II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (3,5 điểm) 1. Đọc thầm và làm bài tập: GIỌT SƯƠNG Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Nó chỉ là giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững. Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ tan biến vào không khí. “Tờ-rích, tờ-rích ” Một chị vành khuyên bỗng từ đâu bay vụt đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm: - Chị đến thật đúng lúc ! Em sinh ra chính là để dành cho chị đây !” Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.
  2. Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên. Theo TRẦN ĐỨC TIẾN Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. (0,25 điểm) Giọt sương được miêu tả như thế nào ? a. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá. b. Giọt sương giống như hạt đậu trên lá mồng tơi . c. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc , nhỏ xíu, hiền lành , trong vắt, đến mức có thể soi mình vào đó . Câu 2. (0,25 điểm) Khi soi mình vào giọt sương, ta nhìn thấy gì? a. Ta thấy được hình ảnh của chính mình . b. Ta thấy được hình ảnh của chim vành khuyên. c. Ta thấy được vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững . Câu 3. (0,25 điểm)Vì sao giọt sương mừng rỡ suýt lăn xuống đất khi thấy chim vành khuyên? a. Vì giọt sương quý chim vành khuyên nên chỉ muốn gặp vành khuyên trước khi bị tan biến. b. Vì giọt sương biết cuộc sống của mình ngắn ngủi nhưng nhờ giúp ích cho vành khuyên, nó sinh ra không phải là vô ích . c. Vì giọt sương rất thích nghe tiếng hót của chim vành khuyên . Câu 4. (0,25 điểm) Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào ? Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên. a. Lặp các từ ngữ b .Thay thế từ ngữ c. Lặp các từ ngữ và thay thế từ ngữ Câu 5. (0,25 điểm) Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: giọt sương không tồn tại được lâu .nó sinh ra không phải là vô ích. Câu 6. (0,25 điểm) Khi thấy giọt sương, chị vành khuyên đã làm gì ?
  3. Câu 7. (0,5 điểm) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ, 3 gạch dưới trạng ngữ trong câu văn sau: Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Câu 8. (0,5 điểm) Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép: Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu vì Câu 9. (0,5 điểm) Viết một câu miêu tả giọt sương ( trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa hoặc so sánh). Câu 10. (0,5 điểm) Khi nói : “Giọt sương nhỏ không mất đi mà nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.” tác giả muốn nói lên điều gì ? B. KIỂM TRA VIẾT (5 điểm) I. Chính tả (1,5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân" Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 trang 90 viết đầu bài và đoạn (Hội thổi cơm thi thành ngọn lửa"
  4. II. Tập làm văn: (3,5 điểm) Đề bài: Trong những năm tháng học dưới mái trường tiểu học, chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, bạn bè. Thầy cô luôn là người dìu dắt và ân cần chỉ bảo cho em những điều hay lẽ phải, những kiến thức bao la. Em hãy viết bài văn tả thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu mến nhất.
  5. Đáp án và biểu điểm bài thi môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì II Năm học 2019 – 2020 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng 1. Điểm đọc tối đa 1 điểm Học sinh đọc đúng đoạn đã bốc thăm, không mắc lỗi về ngắt nghỉ, phát âm, sai từ nếu mắc các lỗi trên thì mỗi lỗi trừ 0,25 điểm và hai lỗi như nhau chỉ tính một lần. 2. Điểm trả lời câu hỏi tối đa 0,5 điểm Học sinh trả lời đúng và đủ câu hỏi sẽ được 0,5 điểm. Trả lời chưa đủ trừ đi 0,25 điểm. Không trả lời, không có điểm. II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt Câu 1. C (0,25đ) Câu 2. C (0,25đ) Câu 3. B (0,25đ) Câu 4. B (0,25đ) Câu 5. Điền cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản đối lập: Tuy nhưng; mặc dù nhưng (0,25đ) Nếu chỉ điền đúng 1 từ không có điểm. Câu 6. Khi thấy giọt sương, chị vành khuyên đã ngó nghiêng nhìn, nghe lời thì thầm của giọt sương rồi hớp từng giọt nước mát lành đó. ( 0,25đ) Học sinh có thể trả lời theo ý của mình nếu hợp lí vẫn cho điểm. Câu 7. (0,5đ) Trạng ngữ: Đến sáng Chủ ngữ 1: những tia nắng mặt trời đầu tiên Vị ngữ 1: thức dậy, nhảy nhót xung quanh Chủ ngữ 2: nó Vị ngữ 2: vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc Câu 8.(0,5đ) Học sinh điền vế câu thích hợp với nội dung của bài. Lưu ý thiếu dấm chấm câu trừ 0,25đ Câu 9.(0,5đ) Học sinh viết được câu miêu tả giọt sương có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa sẽ được điểm tối đa. Lưu ý thiếu dấm chấm câu trừ 0,25đ Câu 10.(0,5đ) Khi nói : “Giọt sương nhỏ không mất đi mà nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.” tác giả muốn nói những việc làm có ích hay sự hy sinh vì lợi ích của mọi người sẽ được nhớ mãi. Học sinh có thể trả lời theo ý của mình nếu hợp lí vẫn cho điểm. B. Kiểm tra viết I.Chính tả: ( 1,5 điểm )
  6. Học sinh viết đúng, trình bày rõ ràng được điểm tối đa. Mỗi lỗi sai về âm đầu, vần, thanh, cách viết hoa, trừ 0,25 điểm, chỉ trừ điểm 1 lần với các lỗi trùng nhau. III.Tập làm văn: ( 3,5 điểm ) A. Yêu cầu : 1.Viết đúng thể loại: Tả người. Bài viết có đủ 3 phần :Mở bài, thân bài, kết bài. Trình tự miêu tả hợp lý. Tả thầy hoặc cô với những nét đặc điểm tiêu biểu. 2. Viết câu đúng, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả, có sử dụng một số biện pháp miêu tả đơn giản: So sánh, nhân hoá. 3. Bài viết đã thể hiện cảm xúc. B. Mức điểm: - 3,5 điểm: Đạt cả 3 yêu cầu trên. - 3 điểm: Đạt yêu cầu 1, yêu cầu 2 còn sai 1- 4 lỗi các loại. - 2 điểm: Dưới mức 3 - 1,5 điểm: Đạt yêu cầu 1, tuy vậy còn sai quá 10 lỗi các loại. - 1 điểm: Bài rất sơ sài, viết lan man. ST TÊN BÀI ĐỌC Trang ĐOẠN ĐỌC, CÂU HỎI T Từ đầu đến tha cho. 1 Thái sư Trần Thủ Độ Trang 17 H : Khi có người muốn xin chức câu đương ông Trần Thủ Độ đã làm gì? Từ đầu đến lễ vật sang cúng giỗ. 2 Trí dũng song toàn Trang 28 H: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua Minh bãi bỏ lệ cúng giỗ Liễu Thăng? Phong cảnh đền Trang 73 Từ đầu đến giữ núi cao 3 Hùng H: Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào? Từ đầu đến mang ơn rất nặng 4 Nghĩa thầy trò Trang 86 H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà để làm gì?