Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nghĩa Sơn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nghĩa Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2021.docx
Bieu diem.doc
De chinh ta, doc thanh tieng.doc
Viết 5.docx
Nội dung tài liệu: Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Nghĩa Sơn (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC 2021-2022 XÃ NGHĨA SƠN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng) Người coi kiểm tra Số phách (Kí, ghi rõ họ tên) Họ tên học sinh: Lớp: Phòng: . . Số báo danh: . BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC 2021-2022 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng) Điểm (Thời gian làm bài 40 phút) Số phách Gốc Làm tròn Người chấm thứ nhất: Người chấm thứ hai: Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh: A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (20 phút) I. Đọc thầm văn bản sau Bác Hồ về thăm xóm núi Hôm ấy, đã vào tiết cuối xuân, nắng ấm, Bác Hồ cùng các chiến sĩ bảo vệ đến thăm xóm ven núi. Mọi người chạy ra đón, xúm xít hỏi han. Thấy các em nhỏ chăm chú lắng nghe, có mấy em mặt mũi nhem nhuốc, quần áo lòng thòng rách rưới, Bác ngừng câu chuyện lại, bảo: "Bác cháu ta đi tắm đã nhé!", rồi dẫn cả tốp trẻ đi tới con suối gần đó. Như chỉ chờ có thế, các em chạy theo, có em reo lên nhảy ùm xuống, có em lúc đầu còn rụt rè, cóm róm bên bờ, rồi cũng xuống nước với bạn. Bác Hồ lại gần một em trai, lần lượt cởi áo rồi quần cho em và bảo các em khác cũng tự cởi quần áo ra, đoạn Bác té nước tắm và kì cọ cho em. Các chiến sĩ đi cùng Bác cũng làm như thế cho các em khác. Tiếng cười đùa, tiếng nước bì bõm vang động cả đoạn suối. Một số người lớn đi làm qua, dừng lại xem, có người lội xuống suối tắm cho con, cháu mình. Tắm táp xong, thấy một em bị chốc đầu, Bác lại lấy thuốc rịt cho em, em nhỏ xuýt xoa đau, Bác dỗ dành: "Cháu chịu khó một tí đi, rồi hết xót hết ngứa ngay thôi mà". Quay lại với bà con, Bác ôn tồn dặn: "Các chú các cô chăm lo làm ra sắn ra ngô để no bụng, cũng cần lo cho con cháu và bản thân mình luôn được sạch sẽ nữa thì mới có sức khỏe nhé!". Mọi người đều "Vâng ạ". II. Dựa vào văn bản trên hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi và điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm.
- Câu 1: Bác Hồ về thăm xóm ven núi vào thời điểm nào trong năm? a. Giữa đông. b. Cuối xuân. c. Đầu hè. Câu 2: Việc làm nào thể hiện sự quan tâm của Bác với trẻ em xóm núi? a. Dạy chữ cho trẻ em. b. Tặng quà cho trẻ em. c. Dẫn trẻ em ra suối tắm, tắm cho một bé trai, bôi thuốc cho em nhỏ bị chốc đầu. Câu 3: Bác khuyên bà con xóm núi điều gì ? Câu 4: Câu văn: “Thấy một em bị chốc đầu, Bác lại lấy thuốc rịt cho em, em nhỏ xuýt xoa đau, Bác dỗ dành: "Cháu chịu khó một tí đi, rồi hết xót hết ngứa ngay thôi mà".” Là: a. Câu đơn. b. Câu ghép có hai vế câu. c. Câu ghép có ba vế câu. Câu 5: Dấu phẩy trong câu: “Mọi người chạy ra đón, xúm xít hỏi han.” dùng để làm gì? a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. Câu 6: Các câu trong đoạn văn: “Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? a.Bằng cách lặp từ ngữ b Bằng cách thay thế từ ngữ. c. Bằng cách dùng từ nối. Câu 7: Viết thêm một vế câu phù hợp vào chỗ chấm để được câu ghép: Mùa xuân, phượng ra lá xanh um còn mùa hè,. Câu 8: Đặt câu để phân biệt nghĩa của hai từ đồng âm: giá (giá tiền) - giá (giá để đồ vật) B. Đọc thành tiếng( 2 điểm) Điểm đạt được: . điểm